Cưỡng ép người lao động xuất khẩu ở lại nước ngoài trái phép thì bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi, nếu như cưỡng ép người lao động xuất khẩu ở lại nước ngoài trái phép thì bị xử lý như thế nào?

Cưỡng ép người lao động xuất khẩu ở lại nước ngoài trái phép thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 350 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm s khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép như sau:

Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với từ 05 người đến 10 người;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Vì động cơ đê hèn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Làm chết người.

Như vậy, người nào cưỡng ép người lao động xuất khẩu ở lại nước ngoài trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tù từ 02 năm đến 20 năm tùy vào tính chất mức độ và hành vi phạm tội.

Cưỡng ép người lao động xuất khẩu ở lại nước ngoài trái phép thì bị xử lý như thế nào?

Cưỡng ép người lao động xuất khẩu ở lại nước ngoài trái phép thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ internet)

Trường hợp ép người lao động xuất khẩu ở lại nước ngoài dân đến người đó chết thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 350 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm s khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép như sau:

Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Làm chết người.

Như vậy, trường hợp ép người lao động xuất khẩu ở lại nước ngoài dân đến người đó chết thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Người ép buộc người lao động xuất khẩu ở lại nước ngoài dân đến người đó chết thì có trách nhiệm bồi thường như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, nếu như ép buộc người lao động xuất khẩu ở lại nước ngoài dân đến người đó chết thì có trách nhiệm bồi thường như sau:

- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Lưu ý: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trân trọng!

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Hỏi đáp Pháp luật
Khu vực nào là khu vực bị cấm khi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa điểm đăng ký thi EPS 2024 ở đâu? Hồ sơ vay vốn để đi làm việc theo Chương trình EPS gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có cần giấy phép không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm gỡ quy định dừng tuyển lao động theo chương trình EPS sang Hàn cho năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cưỡng ép người lao động xuất khẩu ở lại nước ngoài trái phép thì bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay vốn 100 triệu đồng với thời hạn 05 năm 04 tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các trung tâm giải trí có được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Đinh Khắc Vỹ
615 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào