Mẫu biên bản định kỳ đối thoại tại nơi làm việc mới nhất 2023?

Cho hỏi: Mẫu biên bản định kỳ đối thoại tại nơi làm việc mới nhất 2023? Câu hỏi chị Sương (Đồng Nai)

Mẫu biên bản định kỳ đối thoại tại nơi làm việc mới nhất 2023?

Căn cứ khoản 1 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tổ chức đối thoại tại nơi làm việc như sau:

Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
...

Cũng theo khoản 2 Điều này, đối thoại tại nơi làm việc được tổ chức trong các trường hợp sau:

- Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

- Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

- Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các Điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019.

Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của các bên ngoài những trường hợp nêu trên.

Tải về mẫu biên bản định kỳ đối thoại tại nơi làm việc mới nhất:

Tại đây!

Đối thoại tại nơi làm việc gồm những nội dung gì?

Căn cứ tại Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định cụ thể nội dung đối thoại tại nơi làm việc như sau:

Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Như vậy, đối thoại tại nơi làm việc gồm những nội dung mà các bên có thể lựa chọn để đối thoại tại nơi làm việc bao gồm:

- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.

- Điều kiện làm việc (nội dung bắt buộc).

- Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động.

- Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động.

- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Mẫu biên bản định kỳ đối thoại tại nơi làm việc mới nhất 2023?

Mẫu biên bản định kỳ đối thoại tại nơi làm việc mới nhất 2023? (Hình từ Internet)

Quy trình tổ chức định kì đối thoại tại nơi làm việc như thế nào?

Căn cứ Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định quy trình tổ chức định kì đối thoại tại nơi làm việc như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đối thoại

- Tổ chức lấy ý kiến của người lao động về những nội dung cần đưa ra đối thoại và quyết định lựa chọn hình thức đối thoại, thông qua. (hỏi trực tiếp, dùng phiếu bầu,...)

- Quyết định lựa chọn nội dung đối thoại thông qua việc bàn bạc, lựa chọn, biểu quyết, đồng thời sắp xếp nội dung đối thoại theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với từng cuộc đối thoại, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia đối thoại.

Các bên thống nhất về thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức đối thoại định kỳ phù hợp với điều kiện thực tế và theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Bước 2: Gửi nội dung đối thoại cho các bên tham gia

Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ, các bên có trách nhiệm gửi nội dung đối thoại cho bên còn lại tham gia đối thoại.

Bước 3: Tiến hành đối thoại định kì tại nơi làm việc

- Việc đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi có sự tham gia gồm:

+ Bên người sử dụng lao động: Có người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền;

+ Bên người lao động: Có trên 70% tổng số thành viên đại diện.

- Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện người lao động hoặc của người lao động.

Bước 4: Thông báo công khai kết quả đối thoại

Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại:

- Người sử dụng lao động phải công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại.

- Tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động (nếu có đại diện).

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào