Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN QCXDVN05:2008/BXD, xây dựng nhà ở phải đáp ứng tiêu chuẩn nào để đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe?

Cho tôi hỏi nhà ở được xây theo tiêu chuẩn quốc gia như thế nào để đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe? Câu hỏi từ anh Dương (Cần Thơ)

Tiêu chuẩn quốc gia về phòng chống hơi nước, hơi ẩm và chất độc hại trong xây dựng nhà ở đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe?

Căn cứ Chương 2 Quy chuẩn xây dựng Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ quy định tiêu chuẩn phòng chống hơi nước, hơi ẩm và chất độc hại:

Yêu cầu chung quy định tại Mục 2.1 Chương 2 Quy chuẩn xây dựng Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ:

Yêu cầu chung
2.1.1. Phòng chống nước và hơi ẩm
a) Nền nhà và phần tường tiếp xúc với đất nền phải đảm bảo ngăn được nước và hơi ẩm từ dưới đất thấm lên phía trên của nền và tường;
b) Tường, mái, ban công, lô gia, hành lang ngoài của nhà phải đảm bảo không đọng nước và ngăn được nước mưa thấm qua;
c) Sàn các khu vực dùng nước phải đảm bảo không đọng nước và ngăn được nước thấm qua.
2.1.2. Phòng chống chất độc hại
a) Phải có biện pháp phòng ngừa, tránh được nguy cơ các chất độc hại ở bề mặt hoặc trong nền đất của công trình gây hại đến sức khoẻ con người.
b) Tại khu vực có người sử dụng, vật liệu xây dựng không được phát thải các chất độc hại ở nồng độ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người.

Như vậy, phòng chống nước và hơi ẩm phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Nền nhà và phần tường tiếp xúc với đất nền phải đảm bảo ngăn được nước và hơi ẩm từ dưới đất thấm lên phía trên của nền và tường;

- Tường, mái, ban công, lô gia, hành lang ngoài của nhà phải đảm bảo không đọng nước và ngăn được nước mưa thấm qua;

- Sàn các khu vực dùng nước phải đảm bảo không đọng nước và ngăn được nước thấm qua.

Về phòng chống chất độc hại phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Phải có biện pháp phòng ngừa, tránh được nguy cơ các chất độc hại ở bề mặt hoặc trong nền đất của công trình gây hại đến sức khoẻ con người.

- Tại khu vực có người sử dụng, vật liệu xây dựng không được phát thải các chất độc hại ở nồng độ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người.

Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN QCXDVN05:2008/BXD, xây dựng nhà ở phải đáp ứng tiêu chuẩn nào để đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe? (Hình từ Internet)

Các yêu cầu cụ thể

- Chỉ số hoạt độ phóng xạ an toàn của vật liệu xây dựng:

- Không được sử dụng các loại vật liệu xây dựng chế tạo từ amiăng amphibole. Chỉ sử dụng vật liệu xây dựng chứa amiăng cryzotyl dưới dạng đã chế tạo thành sản phẩm, không gây phát tán sợi amiăng rời.

- Vật liệu xây dựng chứa hắc ín cần có nồng độ TWA không lớn hơn 0,2 mg/m3.

- Vật liệu sơn, bột màu xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Hàm lượng benzen có nồng độ TWA không lớn hơn 1 ppm;

+ Nồng độ STEL không lớn hơn 5 ppm;

+ Hàm lượng asen vô cơ có nồng độ TWA không lớn hơn 0,01 mg/m3;

+ Hàm lượng cadimi có nồng độ TWA không lớn hơn 0,005 mg/m3;

+ Hàm lượng metyl clorua có nồng độ TWA không lớn hơn 25 ppm; nồng độ STEL không lớn hơn 125 ppm;

+ Hàm lượng crom VI trong vật liệu sơn chống ăn mòn kim loại phải có nồng độ TWA không lớn hơn 0,005 mg/m3.

- Vật liệu xảm mạch phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Hàm lượng fomaldehyt có nồng độ TWA không lớn hơn 0,75 ppm;

+ Nồng độ STEL không lớn hơn 2 ppm.

+ Hàm lượng metyl clorua có nồng độ TWA không lớn hơn 25 ppm;

+ Nồng độ STEL không lớn hơn 125 ppm

Tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng nhà ở nhằm bảo vệ khỏi ngã, xô và va đập như thế nào?

Căn cứ Chương 3 Quy chuẩn xây dựng Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ:

Yêu cầu chung

- Phải có cầu thang bộ, bậc thang hoặc đường dốc đảm bảo an toàn cho người đi lại giữa các sàn, nền cao độ chênh nhau từ 380mm trở lên.

- Phải có lan can hoặc vật chắn đủ khả năng ngăn người đi lại không bị ngã tại các sàn nền có cao độ chênh nhau từ 2 bậc thang (hoặc 380mm nếu không có bậc thang) trở lên và ở các vị trí:

+ Cầu thang bộ, bậc thang, đường dốc, sàn, ban công, lô-gia, hành lang và mái có người đi lại;

+ Giếng trời, khu vực tầng hầm hoặc các khu vực ngầm tương tự nối với công trình có người đi lại.

- Rào chắn xe cơ giới và khu vực bốc xếp hàng:

+ Các đường dốc và sàn nhà có xe cơ giới đi lại phải có rào chắn bảo vệ người tại các nơi cần thiết.

+ Khu vực bốc xếp hàng cho xe cơ giới phải có các lối ra hoặc lối tránh xe cơ giới cho người bên trong khu vực.

- Tránh xô, va đập hoặc bị kẹt

+ Người đi lại bên trong hoặc xung quanh công trình phải được đảm bảo không bị xô vào cửa thông khí hoặc cửa lấy ánh sáng.

+ Cánh cửa và cánh cổng cần đảm bảo:Không va vào người khi trượt hoặc mở về phía trước và không nhốt người bên trong khi cửa và cổng đóng mở bằng động cơ.

+ Cửa hoặc cổng đóng mở bằng động cơ phải mở được bằng tay trong trường hợp động cơ bị hỏng.

+ Cửa quay hoặc cổng quay phải đảm bảo không che khuất tầm nhìn ở cả hai phía.

- Giới hạn áp dụng:

+ Yêu cầu 0 chỉ áp dụng cho các đường dốc là bộ phận của nhà.

+ Yêu cầu 0 và 0 không áp dụng cho cửa hay cổng là bộ phận của thang máy.

Các yêu cầu cụ thể

- Độ dốc của cầu thang bộ - chiều rộng và chiều cao bậc thang

+ Chiều cao và chiều rộng bậc của tất cả các bậc thang phải thoả mãn yêu cầu về kích thước, đồng thời tổng của hai lần chiều cao cộng với chiều rộng bậc thang (2H+B) không nhỏ hơn 550mm và không lớn hơn 700mm.

CHÚ THÍCH:

* Nếu diện tích một sàn của công trình nhỏ hơn 100m2, cho phép chiều rộng bậc tối thiểu là 250mm.

** Chiều cao bậc lớn nhất đối với cầu thang bộ dùng cho người tàn tật cần đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn xây dựng công trình đảm bảo cho người tàn tật tiếp cận sử dụng.

+ Cầu thang bộ trong cơ sở giáo dục mầm non có chiều cao bậc tối đa là 120 mm.

+ Độ dốc lớn nhất của lối đi vào các hàng ghế ngồi hoặc bậc ngồi là 350.

- Cấu tạo bậc thang

+ Mặt bậc thang phải ngang phẳng. Bậc thang có thể hở nhưng mặt bậc phải trùm lên nhau ít nhất 16mm.

+ Tất cả các cầu thang bộ có bậc hở nếu có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng thì khe hở không được cao quá 100mm.

- Chiều cao thông thuỷ

Chiều cao thông thuỷ đối với các cầu thang bộ và lối đi ít nhất là 2m.

- Chiếu tới, chiếu nghỉ

+ Chiều dài và rộng của mỗi chiếu tới, chiếu nghỉ ít nhất phải bằng chiều rộng nhỏ nhất của vế thang.

+ Chiếu tới, chiếu nghỉ cần phải ngang phẳng.

- Các loại cầu thang bộ đặc biệt

+ Cầu thang có bản bậc vát. Chiều rộng của bậc vát được đo như sau: Nếu chiều rộng của vế thang nhỏ hơn 1 m, đo ở giữa bậc; Nếu chiều rộng của vế thang từ 1 m trở lên, đo tại vị trí cách hai bên 270 mm.

+ Cầu thang được coi là đảm bảo yêu cầu đặt ra nếu chiều cao và chiều rộng bậc đáp ứng các yêu cầu 3.4.1.1.0

+ Chiều rộng nhỏ nhất của các bậc vát là 50mm (xem Hình 3.3).

+ Nếu cầu thang bao gồm cả các bậc thẳng và các bậc vát thì chiều rộng của các bậc vát không được nhỏ hơn chiều rộng của các bậc thẳng.

+ Các bậc thẳng cũng phải đáp ứng yêu cầu 3.4.1.1.0

+ Cầu thang xoắn. Đối với cầu thang trong khu vực chật hẹp không sử dụng cho quá một phòng có người sử dụng thì cho phép cầu thang có chiều rộng bậc nhỏ hơn các yêu cầu của Quy chuẩn này.

+ Tay vịn cho cầu thang bộ: phải có tay vịn ít nhất một bên nếu vế thang có chiều rộng dưới 1 m, có tay vịn ở cả hai bên nếu vế thang rộng hơn 1 m (trong trường hợp một bên là tường thì cho phép không có tay vịn ở bên tường).

+ Tay vịn phải kéo dài phủ hết hai bậc thang cuối cùng trong các công trình công cộng hoặc công trình có người tàn tật sử dụng.

+ Lan can cầu thang: Vế thang, chiếu tới, chiếu nghỉ phải có lan can bảo vệ ở các cạnh hở. Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi lui tới, lan can cần đảm bảo các yêu cầu sau: Khe hở của lan can không đút lọt quả cầu có đường kính 100mm và không có cấu tạo để trẻ em dễ trèo qua lan can

+ Chiều cao tối thiểu của lan can được quy định

- Đường dốc

Độ dốc lớn nhất của đường dốc không được vượt quá 1:12 đối với công trình công cộng và 1:10 đối với nhà chung cư.

+ Tất cả các đường dốc, chiếu tới, chiếu nghỉ phải có chiều cao thông thuỷ tối thiểu là 2m.

+ Cần đảm bảo đường dốc không có vật cản cố định, bề mặt đường dốc phải được cấu tạo chống trượt.

+ Đường dốc có chiều rộng

+ Đường dốc nối hai cao độ cách nhau dưới 600mm không bắt buộc phải có tay vịn.

+ Chiều cao tay vịn phải từ 900mm đến 1000mm. Tay vịn phải là chỗ tựa chắc chắn và cho phép nắm chặt được.

+ Tay vịn của đường dốc dành cho người tàn tật cần tuân thủ Quy chuẩn xây dựng công trình đảm bảo cho người tàn tật tiếp cận sử dụng.

+ Đường dốc, chiếu tới, chiếu nghỉ phải có lan can che chắn tại các cạnh hở như đối với cầu thang bộ

- Lan can và rào chắn

+ Lan can cho người đi bộ:

Phải có lan can chắn các cạnh trống của sàn, ban công, lôgia, mái (bao gồm cả giếng trời và các lỗ mở khác), và các nơi khác có người đi lại.

Ở ga ra ô tô phải có lan can những nơi có người đi lại nhưng không bắt buộc ở những đường dốc chỉ sử dụng cho xe cộ đi lại và ở khu vực bốc xếp hàng.

Chiều cao tối thiểu đối với lan can phải theo quy định.

Lan can phải có khả năng chịu được tác động của lực ngang quy định trong Quy chuẩn liên quan.

Không làm lan can có mặt trên rộng để tránh người ngồi hoặc nằm.

Nếu sử dụng kính ở các lan can, cần tuân thủ theo Quy chuẩn này.

Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng thì lan can phải cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua[3] và không có lỗ hổng đút lọt quả cầu đường kính 100mm.

+ Rào chắn xe cơ giới

Cần bố trí các rào chắn tại các cạnh của lối đi, tại sàn, sàn mái có xe cơ giới đi lại.

Rào chắn phải có chiều cao tối thiểu là 375 mm đối với mép sàn hoặc mái, 600 mm đối với mép đường dốc.

Rào chắn phải có khả năng chịu được tác động của lực ngang theo quy định trong Quy chuẩn có liên quan.

+ Khu vực bốc xếp

Khu vực bốc xếp phải có ít nhất một lối thoát ra ở phía cao độ thấp.

Các khu vực bốc xếp rộng dành cho hai xe trở lên cần bố trí ít nhất hai lối ra, mỗi lối một bên.

- Chống xô vào cửa thông gió và cửa lấy ánh sáng

+ Các bộ phận nhô ra

Cửa thông gió và cửa lấy ánh sáng nếu có các bộ phận nhô ra quá 100mm vào không gian đi lại của người sử dụng trong và xung quanh công trình, kể cả hướng vào trong nhà hay ra ngoài, phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Bộ phận cố định nhô ra không thấp hơn 2 m kể từ mặt nền hoặc sàn;

Phần cửa mở ra phải có các rào cản hoặc lan can cao ít nhất 900 mm để đề phòng người đi lại bước vào;

Nếu không phải có dấu hiệu rất rõ ràng khác biệt hẳn so với các khu vực khác trên mặt nền hoặc sàn để lưu ý người sử dụng tránh xa khu vực đó.

+ Không gian chỉ sử dụng cho mục đích bảo dưỡng công trình: cần bố trí những dấu hiệu rõ ràng, dễ thấy để lưu ý có các bộ phận nhô ra.

+ Chống va đập vào cánh cửa và chống bị cửa kẹp

Cửa và cổng ở lối đi chính, các loại cửa hoặc cổng có thể mở từ hai phía phải có các ô nhìn qua được trừ khi chúng thấp đến mức có thể nhìn qua phía trên (khoảng 900 mm để người ngồi trên xe lăn có thể nhìn qua).

Các cửa, cổng trượt phải có con chặn hoặc các bộ phận thích hợp để đề phòng bị trượt khỏi ray, đồng thời phải đảm bảo không bị rơi khi hệ thống treo hỏng hoặc con lăn chệch khỏi ray.

+ Cửa, cổng mở lên trên phải đảm bảo không tự sập xuống gây thương tích cho người sử dụng.

+ Cửa, cổng đóng mở bằng động cơ cần có:Các bộ phận an toàn để tránh thương vong cho người bị kẹp hoặc bị nhốt; Công tắc dừng được lắp đặt tại nơi dễ thấy và dễ bật; Có thể mở tự động hoặc mở bằng tay trong trường hợp mất điện.

- Biển báo

+ Cần có các biển báo chỉ dẫn thông tin tại các vị trí cần thiết như: lối ra vào, lối thoát nạn, nơi có nguy cơ cháy, nổ, điện giật, nơi cấm lửa, khu vệ sinh, nơi đặt điện thoại, thiết bị liên lạc, thiết bị chống cháy.

+ Biển báo phải dễ đọc và để ở những nơi dễ thấy. Tại những khu vực nguy hiểm, biển báo phải ở vị trí thích hợp để mọi người nhận biết trước khi đi vào khu vực đó.

+ Nội dung của biển báo phải dễ hiểu, đặc trưng và thống nhất với quy ước quốc tế.

+ Các biển báo đường thoát nạn, sơ tán khẩn cấp phải được chiếu sáng với độ rọi trên bề mặt biển báo không dưới 1 lux

Sử dụng kính theo tiêu chuẩn quốc gia như thế nào nhằm đảo bảo an toàn?

Căn cứ Chương 4 Quy chuẩn xây dựng Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ:

Yêu cầu chung

- An toàn đối với tác động va đập

Kính tại các nơi có người thường xuyên lui tới bên trong hoặc xung quanh công trình phải đáp ứng một trong các yêu cầu tối thiểu sau:

+ Được bảo vệ tránh va đập;

+ Có thể chịu được tác động va đập mà không bị vỡ;

+ Nếu bị vỡ do va đập thì không gây nguy hiểm cho người sử dụng.

- Dấu hiệu nhận biết kính

Các loại kính trong suốt đặt tại những nơi có người thường xuyên lui tới cần phải được gắn các dấu hiệu để nhận biết sự có mặt của kính.

- Đóng mở cửa an toàn: Cửa sổ, cửa mái và cửa thông gió phải đảm bảo đóng, mở hoặc điều chỉnh độ mở một cách an toàn.

- Cửa sổ, cửa trời, các vách bao che, trần hoặc mái kính cần phải đảm bảo an toàn khi tiếp cận để làm vệ sinh.

Các yêu cầu cụ thể quy định tại Mục 4.2 Chương 4 Quy chuẩn xây dựng Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ:

- An toàn đối với tác động va đập

+ An toàn khi vỡ do va đập. Khi thí nghiệm va đập, kết quả phải đạt một trong các yêu cầu sau:

Chỉ gây ra một lỗ nhỏ

Kính không bị vỡ rời ra mà chỉ mất tính liên tục với các mảnh nhỏ còn dính kết với nhau.

Kính bị vỡ thành các mảnh không nhọn sắc cạnh.

+ Kính được bảo vệ bởi vật cố định: Khi sử dụng các vật cố định (lan can, tấm chắn, ...) để bảo vệ kính tại các vùng nguy hiểm thì các vật này cần phải: Không có khe hở nào nhét lọt quả cầu đường kính 75 mm; Chắc chắn; Khó trèo qua để ngăn ngừa chống rơi ngã.

+ Đóng mở cửa an toàn

Bộ phận điều khiển đóng mở cửa phải đặt ở vị trí không cao quá 1,9m so với mặt sàn hoặc nơi có thể đứng để đóng mở cửa.

Bộ phận điều khiển phải đặt thấp hơn 1,7m khi có chướng ngại vật rộng tới 600mm và thấp hơn 900mm

Khi không đáp ứng được các yêu cầu thì phải có công cụ để đóng mở cửa từ xa, ví dụ như hệ thống điều khiển điện tử hoặc điều khiển bằng tay.

Đối với các phòng được xây dựng để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng thì phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn Xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.

- An toàn khi tiếp cận để làm vệ sinh cửa sổ. Trường hợp không thể làm vệ sinh mặt kính một cách an toàn bằng cách đứng trực tiếp trên mặt đất, mặt sàn hoặc các bề mặt cố định thì cần phải có một trong các giải pháp sau:

+ Bố trí các cửa sổ với kích thước và kiểu dáng đảm bảo bề mặt ngoài được làm vệ sinh một cách an toàn từ phía bên trong của công trình.

+ Cần lắp đặt một cơ cấu có thể giữ cửa cố định tại vị trí đã định trước cho những cửa sổ như vậy.

+ Bố trí một diện tích phẳng, cố định và chắc chắn ở vị trí cho phép sử dụng thang di động có chiều dài không quá 9m tính từ chân thang tới điểm tựa thang.

+ Với thang có chiều dài nhỏ hơn 6m thì có thể đặt tựa trên nền hoặc sàn; với thang có chiều dài lớn hơn 6m phải có chỗ để neo buộc thang vào công trình;

+ Bố trí lối tiếp cận đi lại được có chiều rộng tối thiểu là 400 mm, lan can cao tối thiểu 1000 mm hoặc có các chi tiết để neo dụng cụ phòng trượt ngã.

+ Bố trí các điểm neo phù hợp để treo móc dây an toàn.

+ Nếu không áp dụng được một trong các giải pháp trên, cần bố trí chỗ để đặt giáo dạng tháp hoặc giáo treo với các dụng cụ an toàn đi kèm.

Tiêu chuẩn về chiếu sáng được quy định như thế nào?

Căn cứ Chương 5 Quy chuẩn xây dựng Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ:

- Chiếu sáng tự nhiên

+ Các căn phòng trong nhà, nhất là các phòng ở, khu vệ sinh cần được ưu tiên chiếu sáng tự nhiên qua các cửa sổ mở trực tiếp ra không gian trống bên ngoài.

+ Đối với nơi làm việc, chiếu sáng tự nhiên cần đảm bảo quá nửa thời gian ban ngày với giá trị độ rọi tự nhiên tối thiểu phù hợp với hoạt động thị giác.

- Chiếu sáng nhân tạo

+ Chiếu sáng làm việc: Trong nhà, chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo đủ để khi thiếu hoặc không có chiếu sáng tự nhiên vẫn bảo đảm mọi hoạt động bình thường của người sử dụng.

+ Chiếu sáng sự cố. Phải chiếu sáng sự cố trong những trường hợp sau:

Chiếu sáng khẩn cấp: Đặt dọc đường thoát nạn ở những nơi có nguy cơ cháy, nổ, nhiễm độc.

Chiếu sáng liên tục: Thực hiện ở những nơi nếu ngừng chiếu sáng sẽ gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh xã hội, thiệt hại về kinh tế hoặc nguy hại đến tính mạng con người (như phòng mổ, phòng cấp cứu).

Chiếu sáng bảo vệ: Chiếu sáng bên ngoài nhà, dọc ranh giới nhà hoặc khu công trình cần bảo vệ an ninh và tài sản.

+ Chiếu sáng đặt ở mặt ngoài công trình không được ảnh hưởng xấu tới giao thông và mỹ quan đô thị.

+ Yêu cầu về độ rọi của chiếu sáng nhân tạo trong và ngoài nhà được qui định như sau:

Thông gió được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia nào?

Căn cứ Chương 6 Quy chuẩn xây dựng Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ:

Yêu cầu chung

- Hệ thống thông gió của nhà ở và công trình công cộng phải đảm bảo:

+ Hút thải hơi nước từ nơi có nguồn phát sinh nhiều hơi nước (bếp, phòng tắm) trước khi nó lan ra các khu vực khác;

+ Hút thải các chất gây ô nhiễm từ nơi có nguồn phát sinh nhiều chất gây ô nhiễm (như các phòng có các hoạt động sinh ra các chất gây ô nhiễm) trước khi nó lan ra các khu vực khác;

+ Duy trì cung cấp lượng không khí tươi tối thiểu, đồng thời pha loãng nồng độ các chất gây ô nhiễm và hơi nước sinh ra;

+ Tiện lợi trong vận hành, thải được nhiệt thừa sinh ra trong công trình và không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

- Hệ thống thông gió sự cố phải tuân thủ các quy định có liên quan trong Quy chuẩn về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình.

- Hệ thống thông gió, điều hòa không khí không được tuần hoàn trong trường hợp không khí có chứa các chất độc hại nguy hiểm, các chất gây cháy nổ, vi sinh vật gây bệnh, chất gây mùi khó chịu.

- Thông gió tự nhiên phải được sử dụng tối đa cho các phòng bên trong nhà ở và công trình công cộng.

Yêu cầu cụ thể

- Đối với nhà ở

+ Phải bố trí thông gió hút thải cục bộ cho bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh, phòng có đặt các thiết bị như máy giặt, là. Lưu lượng thông gió hút thải cục bộ tối thiểu tính bằng lít/giây (l/s) được quy định như sau:

+ Lưu lượng thông gió chung cấp không khí tươi từ bên ngoài vào trong nhà được quy định không nhỏ hơn các giá trị, đồng thời không nhỏ hơn 0,3 (l/s)/mét vuông sàn.

- Đối với văn phòng

+ Phải bố trí thông gió hút thải cục bộ cho phòng vệ sinh, phòng giặt, khu vực nấu ăn, các phòng có máy in ấn và photocopy.

+ Lưu lượng thông gió hút thải cục bộ tối thiểu được quy định.

+ Lưu lượng thông gió chung cấp không khí tươi từ bên ngoài vào trong văn phòng không nhỏ hơn 5,5 (l/s)/người.

- Đối với gara

+ Gara chỉ dùng thông gió tự nhiên: phải mở ít nhất 25% diện tích tường hai phía đối diện nhau hoặc 1/20 diện tích sàn với mỗi chỗ đỗ xe ;

+ Gara được thông gió cơ khí kết hợp thông gió tự nhiên: phải mở cửa để thông gió tự nhiên với diện tích ít nhất bằng 1/40 diện tích sàn, kết hợp thông gió cơ khí với bội số trao đổi không khí ít nhất là 3 lần/giờ.

+ Gara chỉ dùng thông gió cơ khí (ga ra ngầm): bội số trao đổi không khí ít nhất là 6 lần/giờ. Đối với lối ra vào, nơi các xe xếp hàng mà vẫn nổ máy, thì bội số trao đổi không khí ít nhất là 10 lần/giờ.

Tiêu chuẩn về chống ồn trong xây dựng nhà ở?

Căn cứ Chương 7 Quy chuẩn xây dựng Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ:

- Nhà ở và công trình công cộng phải có khả năng chống ồn lan truyền giữa các bộ phận trong công trình và từ các bộ phận của công trình liền kề.

- Tường, vách, cửa, sàn của các phòng phải đạt yêu cầu cách âm theo quy định sau:

Trân trọng!

Quy chuẩn kỹ thuật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật
Hỏi đáp Pháp luật
Phát hiện Escherichia coli O157 trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cần có mấy giai đoạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kiểm tra bệnh tằm gai được xử lý như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3245:1979?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc xây dựng, lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời theo QCVN 17:2018/BXD như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn Việt Nam về phòng cháy chữa cháy có bắt buộc áp dụng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN QCXDVN05:2008/BXD, xây dựng nhà ở phải đáp ứng tiêu chuẩn nào để đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống và ký hiệu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành 05 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Những Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nào của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ được biên soạn trong năm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn kỹ thuật
Phan Vũ Hiền Mai
1,930 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quy chuẩn kỹ thuật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy chuẩn kỹ thuật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào