Hướng dẫn áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thuỷ nội địa?
Hướng dẫn áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thuỷ nội địa?
Căn cứ quy định Mục III Chương 1 Phần 1 Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng đường thuỷ nội địa ban hành kèm theo Thông tư 10/2023/TT-BGTVT quy định về hướng dẫn áp dụng định mức như sau:
Hướng dẫn áp dụng định mức
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa áp dụng để lập, phê duyệt dự toán và giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia.
2. Hành trình đi kiểm tra tuyến luồng hoặc đến vị trí thao tác nghiệp vụ khác bằng phương tiện thủy, được tính là một vòng tuyến khép kín (đi-về).
3. Thao tác (thực hiện sau hành trình) là phương tiện thủy di chuyển chậm hoặc nổ máy đứng yên khi thực hiện các thao tác nghiệp vụ (công tác điều chỉnh, dịch chuyển, bảo dưỡng, sơn cột, biển báo hiệu (báo hiệu bờ, báo hiệu cầu) chỉ tính ca máy cho thời gian đưa kịp thợ từ luồng đi vào, đi ra vị trí báo hiệu).
4. Định mức của các công tác bảo dưỡng thường xuyên thực hiện tại trạm áp dụng theo định mức tương ứng thực hiện tại xưởng.
5. Kích thước báo hiệu để xác định định mức theo Thông tư số 08/2020/TT- BGTVT ngày ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.
6. Với môi trường nước mặn, nước nhiễm mặn sử dụng vật liệu phủ hợp và đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Như vậy, định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thuỷ nội địa được áp dụng như sau:
- Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa áp dụng để lập, phê duyệt dự toán và giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia.
- Hành trình đi kiểm tra tuyến luồng hoặc đến vị trí thao tác nghiệp vụ khác bằng phương tiện thủy, được tính là một vòng tuyến khép kín (đi-về).
- Thao tác (thực hiện sau hành trình) là phương tiện thủy di chuyển chậm hoặc nổ máy đứng yên khi thực hiện các thao tác nghiệp vụ (công tác điều chỉnh, dịch chuyển, bảo dưỡng, sơn cột, biển báo hiệu (báo hiệu bờ, báo hiệu cầu) chỉ tính ca máy cho thời gian đưa kịp thợ từ luồng đi vào, đi ra vị trí báo hiệu).
- Định mức của các công tác bảo dưỡng thường xuyên thực hiện tại trạm áp dụng theo định mức tương ứng thực hiện tại xưởng.
- Kích thước báo hiệu để xác định định mức theo Thông tư 08/2020/TT- BGTVT.
- Với môi trường nước mặn, nước nhiễm mặn sử dụng vật liệu phủ hợp và đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Hướng dẫn áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thuỷ nội địa? (Hình từ internet)
Công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thuỷ nội địa được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định Tiểu mục 2 Mục IV Chương 1 Phần 1 Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng đường thuỷ nội địa ban hành kèm theo Thông tư 10/2023/TT-BGTVT có quy định như sau:
- Hành trình kiểm tra tuyến luồng thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên
+ Kiểm tra phát hiện những thay đổi trên tuyển luồng so với lần kiểm tra trước. như: thay đổi vị trí luồng chạy tàu, thay đổi chuẩn tắc luồng, xuất hiện bãi cạn, vật chuông ngai, bảo hiệu thay đổi (hông, nghiêng, đổ, sai vị trí), xuất hiện các hoạt động bất thường khác trên luồng và hành lang bảo vệ luồng;
+ Kiểm tra tình trạng hoạt động báo hiệu như vị trí, màu sắc; phát hiện hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên tuyến, tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường thủy của người dân và chủ phương tiện tham gia giao thông; kết hợp khảo sát đo dò, sơ khảo bãi cạn; thực hiện công tác bảo dưỡng báo hiệu trên tuyển; kiểm tra các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa kịp thời pht hiện những hư hỏng để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời
+ Xây dựng phương án đảm bảo giao thông đường thủy.
- Bảo dưỡng thường xuyên bảo hiệu
+ Thả phao: Đưa phao, phụ kiện đến vị trí cần thả và thực hiện thả phao đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Điều chỉnh phao: điều chỉnh phao từ vị trí cũ đến vị trí mới phù hợp với điều kiện luồng hoặc khi phao có sự cố (do tác động của thiên tai hoặc các nguyên nhân khác) bị dịch khỏi vị trí ban đầu thì điều chỉnh phao về vị trí ban đầu.
+ Chống bởi rùa: Nhắc của lên khỏi mặt đất (đáy sông, kênh, hồ, đầm) sau đó lại thả rùa xuống để loại bỏ bùn cát bồi lấp rùa.
+ Trục phao: Trục toàn bộ phao và phụ kiện lên tàu phục vụ công tác bảo dưỡng phao hoặc thu hồi phao hoặc trục đưa phao vào vị trí an toàn khi có thiên tại.
+ Bảo dưỡng phao thép: Cạo sơn, đánh gỉ, sơn chống gỉ, sơn màu, sơn chống hà (nếu có) duy trì màu sắc nhận dạng của phao báo hiệu và các phụ kiện phao duy trì tuổi thọ của phao thép.
+ Bảo dưỡng phao nhựa, composite: Vệ sinh, cọ rửa phao, báo hiệu lắp trên phao đảm bảo độ sáng về màu sắc báo hiệu.
+ Bảo dưỡng xích và phụ kiện: Đập, gõ gỉ, làm sạch xích và phụ kiện, nhúng hắc ín hoặc sơn chống gỉ xích, phụ kiện để duy trì tuổi thọ của xích và phụ kiện.
+ Bảo dưỡng ấn phao: Cạo sơn, gỗ, đánh gỉ, sơn chống gỉ, sơn màu duy trì tuổi thọ của biển phao.
+ Bảo dưỡng tiêu thị: Cao sơn, gõ, đánh gỉ, sơn chống gỉ, sơn màu duy trì tuổi thọ của tiêu thị.
+ Bảo dưỡng giá phao, lồng đèn: Cạo sơn, gỗ, đánh gi, sơn chống gỉ, sơn màu duy trì tuổi thọ của giá phao, lồng đèn.
+ Sơn màu phao sắt: Vệ sinh, làm sạch, sơn màu phao duy trì màu sắc nhận dạng, duy trì tuổi thọ của phao.
+ Sơn màu biển phao: Vệ sinh, làm sạch, sơn màu biển phao duy trì màu sắc nhận dạng, duy trì tuổi thọ của biển phao.
+ Sơn màu tiêu thị: Sơn màu tiêu thị duy trì màu sắc nhận dạng, tuổi thọ của tiêu thị.
+ Bảo dưỡng cột, biển (bảo hiệu, tuyên truyền luật, thước nước ngược): Cạo sơn, đánh gỉ, sơn chống gỉ, sơn màu duy trì màu sắc nhận dạng, tuổi thọ của cột, biển.
+ Sơn màu cột, biển (bảo hiệu, tuyên truyền luật, thước nước ngược): Vệ sinh, làm sạch, sơn màu duy trì màu sắc nhận dạng, tuổi thọ của cột, biển.
+ Sơn màu giả phao, lồng đèn: Vệ sinh, làm sạch, sơn màu duy trì màu sắc nhận dạng, tuổi thọ giá phao, lồng đèn.
+ Điều chỉnh cột và biển báo hiệu (loại không đổ bê tông chân cột): Điều chỉnh cột báo hiệu, biển báo hiệu theo phương thẳng đứng đảm bảo tình huống, tầm nhìn của báo hiệu.
+ Dịch chuyển cột và biển báo hiệu (loại không đổ bê tông chân cột): Di chuyển cột và biển báo hiệu từ vị trí này sang vị trí khác cho phù hợp với diễn biến luồng
+ Kiểm tra, vệ sinh đèn năng lượng mặt trời: Kiểm tra, vệ sinh tấm năng lượng mặt trời, thấu kính, thân đèn; kiểm tra kết nối GPS và truyền tín hiệu đối với đèn có kết nối với trung tâm.
- Bảo dưỡng thiết bị hệ thống thông tin (trạm đo mực nước tự động; trạm thu tin hiệu, truyền dữ liệu; trung tâm dữ liệu): Tháo và bảo dưỡng các thiết bị, lắp đặt và kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị.
- Kiểm tra công trình kè, kẻ chân báo hiệu: Đi theo tuyến kẻ, quan sát kiểm tra tình trạng kè để phát hiện hiện tượng sạt lở, sụt lún và các dấu hiệu nhìn thấy bằng mắt thưởng có thể ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Nếu phát hiện có sự cố hoặc dấu hiệu bất thường xác định vị trí xuất hiện tại kẻ chính trị, kẻ chân báo hiệu. Dùng các dụng cụ như thước để đo đạc sơ- bộ, ghi chép vào nhật ký hoặc chụp ảnh để theo dõi quá trình diễn biến của sự cố, báo cáo kịp thời về cơ quan quản lý.
- Kiểm tra công trình âu, đập: Thực hiện theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt.
Trình tự thực hiện bảo trì công trình đường thủy nội địa như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định về trình tự thực hiện bảo trì công trình đường thủy nội địa như sau:
Trình tự thực hiện bảo trì công trình đường thủy nội địa
1. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường thủy nội địa.
2. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường thủy nội địa.
3. Thực hiện bảo trì công trình đường thủy nội địa và quản lý chất lượng công việc bảo trì.
4. Đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa.
5. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình đường thủy nội địa.
Như vậy, Trình tự thực hiện bảo trì công trình đường thủy nội địa như sau:
- Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường thủy nội địa.
- Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường thủy nội địa.
- Thực hiện bảo trì công trình đường thủy nội địa và quản lý chất lượng công việc bảo trì.
- Đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa.
- Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình đường thủy nội địa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?