Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng đảng nhằm mục đích gì?

Cho hỏi: Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng đảng nhằm mục đích gì? Câu hỏi của anh Thái (Hậu Giang)

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng đảng nhằm mục đích gì?

Để thực hiện Chỉ thị về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành hướng dẫn đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Theo đó, để thực hiện nhiệm vụ công tác lý luận chính trị, thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hướng dẫn nêu rõ như sau:

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
...

Như vậy, tiếp tục thực hiện thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính để đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng đảng nhằm mục đích:

- Chỉnh đốn Đảng.

- Góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ.

- Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Hướng dẫn học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh?

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng đảng nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)

Nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh?

Theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh gồm các nội dung chủ yếu sau:

Một là, tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Hai là, tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Ba là, tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.

Bốn là, tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân.

Năm là, tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sáu là, tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Bảy là, tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Tám là, tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Chín là, tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

Nội dung chủ yếu của đạo đức Hồ Chí Minh?

Theo đó, Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 cũng có nhắc đến nội dung chủ yếu của đạo đức Hồ Chí Minh, bao gồm:

- Trung với nước, hiếu với dân

+ Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng. Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc và làm cho đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu".

+ Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của người làm chủ đất nước.

- Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình

+ Yêu thương con người là phải quan tâm đến những người lao động bình thường, chiếm số đông trong xã hội. Yêu thương con người là phải làm mọi việc để vì con người, vì mục tiêu "ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"; dám hy sinh, dám dấn thân để đấu tranh giải phóng con người.

+ Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, sống cao đẹp hơn. Yêu thương con người phải thực hiện tự phê bình, phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

+ Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần có của con người, mang một lẽ tự nhiên, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương và Người giải thích cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái niệm.

+ Cần là lao động cần cù, siêng năng; Lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; Lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.

+ Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; Không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức...

+ Liêm là luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân; Không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không tham tâng bốc mình....

+ Chính là không tà, là thẳng thắn, đúng đắn. Đối với mình không tự cao, tự đại; Đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết.

+ Chí công vô tư là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.

- Có tinh thần quốc tế trong sáng

+ Đoàn kết quốc tế trong sáng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết là đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung: Đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột. Đó là tình đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung, "bốn phương vô sản đều là anh em".

+ Sau đó, đoàn kết quốc tế trong sáng còn là đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

+ Cũng theo Người, nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức được thể hiện ở ba điểm sau:

Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

Hai là, xây đi đôi với chống.

Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Trân trọng!

Bộ Chính trị
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Chính trị
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định 142 của Bộ Chính Trị: Thí điểm người đứng đầu phải chịu trách nhiệm kể cả khi đã nghỉ hưu, chuyển công tác?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13?
Hỏi đáp Pháp luật
Quân ủy Trung ương là gì? Chức năng và nhiệm vụ của Quân ủy Trung ương là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Chính trị là gì? Ai bầu bộ Chính trị?
Hỏi đáp Pháp luật
Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư có tiêu chuẩn cụ thể nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng đảng nhằm mục đích gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Chính trị
Nguyễn Trần Cao Kỵ
2,454 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Chính trị
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào