Những bệnh được hưởng chế độ chất độc hóa học màu da cam theo quy định?
Những bệnh được hưởng chế độ chất độc màu da cam?
Quy định tại Phụ lục V Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP những bệnh được hưởng chế độ chất độc màu da cam như sau:
Áp dụng đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học:
+ Ung thư phần mềm; phế quản - phổi, khí quản, thanh quản; tiền liệt tuyến; gan nguyên phát;
+ U lympho không Hodgkin và U lympho Hodgkin
+ Bệnh đau tủy xương ác tính
+ Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính
+ Bệnh trứng cá do clo
+ Bệnh đái tháo đường type 2
+ Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm
+ Bất thường sinh sản: Vô sinh.
+ Tật gai sống chẻ đôi/Tật nứt đốt sống
+ Hội chứng quên thực tổn không do rượu và các chất tác động tâm thần
+ Rối loạn căng trương lực thực tổn; hoang tưởng thực tổn (Giống tâm thần phân liệt)
+ Các rối loạn khí sắc (cảm xúc) thực tổn; lo âu thực tổn và rối loạn cảm xúc không ổn định (suy nhược) thực tổn; nhân cách thực tổn
+ Các rối loạn nhân cách và hành vi thực tổn khác do bệnh não, tổn thương não hoặc rối loạn chức năng não
Áp dụng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học.
+ Thai vô sọ, thoát vị não tủy, thoát vị não - màng não, dị tật bẩm sinh não, không đặc hiệu
+ Tật đầu nhỏ và tật não úng thủy bẩm sinh; thiếu/không phát triển một phần não
+ Hội chứng Arnold-Chiar
+ Không có mí mắt, nhãn cầu; tật nhãn cầu bé; tật khuyết mí mắt; tật không có mống mắt
+ Dị tật thiếu tai ngoài bẩm sinh - Tật không tai; thiếu, teo hoặc chít hẹp bẩm sinh ống tai ngoài; thừa tai, thừa ở vành tai, thịt thừa trước tai, thừa: tai; dái tai; dị tật tai bé; gờ bình tai phụ
+ Các dị dạng, dị tật bẩm sinh ở hàm miệng: Tật sứt môi kèm hoặc không kèm nứt khẩu cái (Sứt môi hở hàm)
+ Tật đa ngón, dính ngón
+ Các khuyết tật hoặc thiếu hụt của chi trên; bàn tay vẹo bẩm sinh; bàn tay vẹo xương quay
+ Các khuyết tật hoặc thiếu hụt của chi dưới; bàn chân vẹo
+ Tật không có chi, Chi giống hải cẩu
+ Loạn sản sụn từng đám nhỏ
+ Lồi xương bẩm sinh nhiều nơi
+ Hội chứng Down (Tam bội thể 21)
+ Hội chứng Edwards và hội chứng Patau (Tam bội thể 18)
+ Tật song thai dính nhau: Sinh đôi dính nhau (conjoined twins).
+ Tật gai sống chẻ đôi
Những bệnh được hưởng chế độ chất độc hóa học màu da cam theo quy định? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào được công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất đôc màu da cam?
Căn cứ Điều 53 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định những đối tương được công nhận người hoạt động kháng chiến bị hóa học như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác định như sau:
a) Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội.
b) Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc công an.
c) Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
d) Thanh niên xung phong tập trung.
đ) Công an xã; dân quân; du kích; tự vệ; dân công; cán bộ thôn, ấp, xã, phường.
2. Địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước quy định tại khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh bao gồm các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy.
3. Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh được quy định tại Phụ lục V Nghị định này và có phạm vi áp dụng như sau:
a) Các bệnh quy định từ khoản 1 đến khoản 15 Phụ lục V Nghị định này chỉ áp dụng đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học.
b) Các dị dạng, dị tật bẩm sinh quy định tại khoản 16 Phụ lục V Nghị định này và tật gai sống chẻ đôi quy định tại khoản 17 Phụ lục V Nghị định này chỉ áp dụng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học.
Như vậy, những đối tương được công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc màu da cam như sau:
- Người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 01/8/1961 đến ngày 30/4/1975 tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học
+ Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội.
+ Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc công an.
+ Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
+ Thanh niên xung phong tập trung.
+ Công an xã; dân quân; du kích; tự vệ; dân công; cán bộ thôn, ấp, xã, phường.
- Địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từ ngày 30/4/1975 trở về trước bao gồm các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy..
Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc màu da cam?
Quy định tại Điều 30 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc màu da cam bao gồm như sau:
- Trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau:
+ Người thuộc trường hợp mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
Căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể theo các mức từ 21% đến 40%, từ 41% đến 60%, từ 61% đến 80% hoặc từ 81% trở lên;
+ Người thuộc trường hợp vô sinh hoặc sinh con dị dạng, dị tật mà không mắc bệnh hoặc mắc bệnh liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học
Có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61% thì được hưởng trợ cấp hằng tháng như người có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%;
Trường hợp mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể theo mức từ 61% đến 80% hoặc từ 81% trở lên theo quy định
+ Bệnh binh mắc thêm bệnh liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên do nhiễm chất độc hóa học được khám giám định tổng hợp để hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể
+ Bệnh binh thuộc trường hợp vô sinh hoặc sinh con dị dạng, dị tật thì được hưởng trợ cấp hằng tháng đối với bệnh binh và trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%;
+ Bệnh binh mắc thêm bệnh liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên và vô sinh hoặc sinh con dị dạng, dị tật được chọn hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định.
- Phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.
- Trợ cấp người phục vụ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
- Bảo hiểm y tế.
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
- Chế độ ưu đãi khác theo quy định
Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc màu da cam là gì?
Căn cứ tại Điều 31 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau:
- Trợ cấp hằng tháng đối với con đẻ bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.
- Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
+ Con đẻ bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên
+ Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng.
- Chế độ ưu đãi đối với con đẻ
Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên
- Chế độ ưu đãi đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm và hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
- Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con đẻ đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.
- Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng trong trường hợp sau đây:
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết;
+ Con đẻ theo quy định này chết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?
- Có được yêu cầu cam kết thời gian làm việc nếu ký hợp đồng đào tạo nghề không?
- Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018?
- Quy định về giáo viên dạy thực hành lái xe hiện nay?
- Giao thừa 2025 là thứ mấy? Lịch phát sóng Táo quân 2025?