Cơ quan có thẩm quyền cao nhất của hội Cựu giáo chức Việt Nam là gì?
Hội Cựu giáo chức Việt Nam được tổ chức như thế nào?
Theo Điều 20 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định về tổ chức của hội Cựu giáo chức Việt Nam như sau:
Tổ chức của Hội
Hội Cựu giáo chức được tổ chức ở Trung ương và địa phương.
1. Trung ương là Hội Cựu giáo chức Việt Nam.
2. Địa phương là Hội Cựu giáo chức địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Hội Cựu giáo chức cơ sở xã, phường, thị trấn gồm các hội viên cùng cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Việc thành lập Hội Cựu giáo chức, xã, phường, thị trấn phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Ở các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo gồm các hội viên trước đã làm việc tại các đơn vị đóng trên cùng một địa bàn sẽ thành lập các chi hội không có pháp nhân.
Theo đó, tổ chức của hội Cựu giáo chức Việt Nam như sau:
- Hội Cựu giáo chức được tổ chức ở Trung ương và địa phương;
- Trung ương là Hội Cựu giáo chức Việt Nam.
- Địa phương là Hội Cựu giáo chức địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
- Hội Cựu giáo chức cơ sở xã, phường, thị trấn gồm các hội viên cùng cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
- Việc thành lập Hội Cựu giáo chức, xã, phường, thị trấn phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Cơ quan có thẩm quyền cao nhất của hội Cựu giáo chức Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Ban chấp hành hội Cựu giáo chức Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 14 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định nhiệm vụ và quyền hạn Ban chấp hành hội Cựu giáo chức Việt Nam như sau:
- Quyết định các biện pháp thực hiện nghị quyết của Đại hội.
- Quyết định kế hoạch chương trình công tác hàng năm hoặc giữa các kỳ họp của Ban Chấp hành.
- Thông qua kế hoạch và quyết toán tài chính nhiệm kỳ và hàng năm của Hội do Tổng thư ký đệ trình để trình ra Hội nghị toàn thể hoặc Đại hội toàn thể.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ Đại hội.
- Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và các tài liệu trình Đại hội (kể cả Đại hội bất thường) và Hội nghị toàn thể hàng năm.
- Quy định cụ thể các nguyên tắc, chế độ quản lý, quy chế sử dụng tài chính của Hội, quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội.
- Phê duyệt các tổ chức được thành lập theo Điều lệ này.
- Bầu cử và bãi miễn bằng phiếu kín các chức danh lãnh đạo Hội: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, các Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội, Trưởng Ban Kiểm tra.
- Bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các cơ quan do Hội thành lập.
- Quyết định kết nạp, bãi miễn tư cách các hội viên.
- Quyết định triệu tập Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu.
Cơ quan có thẩm quyền cao nhất của hội Cựu giáo chức Việt Nam là gì?
Theo Điều 13 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định về Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu như sau:
Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu:
1. Đại hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hội. Đại hội được tổ chức 5 năm 1 lần.
Đại hội được coi là hợp lệ khi có mặt hai phần ba (2/3) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.
2. Nhiệm vụ chính của Đại hội nhiệm kỳ:
- Thông qua Điều lệ (đối với Đại hội thành lập), hoặc đề nghị sửa đổi Điều lệ.
- Thảo luận Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ hoạt động của Hội.
- Thảo luận góp ý báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra.
- Thảo luận và phê duyệt quyết toán nhiệm kỳ cũ và kế hoạch tài chính nhiệm kỳ mới của Hội.
- Bầu cử Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra.
- Suy tôn Chủ tịch danh dự của Hội.
- Thảo luận và thông qua Nghị quyết của Đại hội.
3. Nhiệm vụ chính của Hội nghị toàn thể hàng năm:
- Thảo luận báo cáo tổng kết năm cũ và kế hoạch công tác năm mới của Hội.
- Thảo luận và phê duyệt quyết toán năm cũ và kế hoạch tài chính năm mới của Hội.
- Thảo luận và biểu quyết các vấn đề do Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra hoặc hội viên đề xuất.
4. Ban Chấp hành có thể triệu tập Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hội, theo đề nghị của Chủ tịch Ban Chấp hành Hội hoặc trên 50% tổng số Ủy viên Ban Chấp hành, hoặc khi có 2/3 số hội viên yêu cầu, hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Thư triệu tập Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu phải nêu rõ chương trình nghị sự và gửi đến tất cả hội viên ít nhất 2 tuần trước ngày họp.
6. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội.
- Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.
- Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá một phần hai (1/2) đại biểu chính thức có mặt tán thành.
Theo đó, Đại hội Cựu giáo chức Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của hội Cựu giáo chức Việt Nam. Đại hội được tổ chức 5 năm 1 lần.
Đại hội Cựu giáo chức Việt Nam được coi là hợp lệ khi có mặt hai phần ba (2/3) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.
Trân trọng!
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2023/NDMT/THANG5/07062023/chu-tich-hoi-cuu-giao-chuc.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2023/NDMT/THANG5/07062023/hoi-cuu-giao-chuc.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2023/NDMT/THANG5/07062023/hoi-vien-hoi-cuu-giao-chuc.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2023/NDMT/THANG5/07062023/ban-chap-hanh-hoi-cuu-giao-chuc.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Lời chúc Valentine 2025 cho người yêu ở xa ngắn gọn lãng mạn?
- Tiết khí mùa Thu? Thời gian các tiết khí mùa Thu 2025 cụ thể nhất?
- Hướng dẫn kê khai phụ lục giao dịch liên kết 2025 theo Nghị định 20/2025/NĐ-CP?
- Công văn 545: Ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp cho học sinh xác định đây là trách nhiệm nhà trường?
- Valentine 14 2 là valentine gì? 14 tháng 2 ai nên tặng quà cho ai?