Nếu muộn hoàn thuế giá trị gia tăng Cục trưởng phải chịu trách nhiệm toàn diện?
Nếu muộn hoàn thuế giá trị gia tăng Cục trưởng phải chịu trách nhiệm toàn diện?
ngày 26/5/2023 Tổng cục Thuế hành đã có Công văn 2099/TCT-KK năm 2023 về việc chỉ đạo Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính về hoàn thuế giá trị gia tăng.
Tại Công văn 2099/TCT-KK năm 2023 Tổng cục Thuế yêu cầu các đồng chí Cục trưởng Cục Thuế khẩn trương thực hiện ngay, không chậm trễ một số công việc sau đây:
Thứ nhất, nếu muộn hoàn thuế giá trị gia tăng Cục trưởng phải chịu trách nhiệm toàn diện về công tác quản lý hoàn thuế vẫn còn tình trạng chậm, muộn trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng trên địa bàn, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoàn thuế đúng thẩm quyền, đúng pháp luật quy định, không để tồn đọng kéo dài, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp;
Có trách nhiệm bố trí đầy đủ nguồn lực, đôn đốc các đơn vị trực thuộc khẩn trương hoàn thành việc kiểm tra hoàn thuế đối với các hồ sơ đề nghị hoàn thuế đã tiếp nhận từ người nộp thuế và được phân loại thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau, đảm bảo giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đúng thời hạn quy định, đúng đối tượng và trường hợp được hoàn thuế theo quy định của pháp luật thuế và pháp luật quản lý thuế.
Thứ hai, Đối với các hồ sơ đề nghị hoàn thuế vẫn còn tình trạng chậm, muộn trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đã kiểm tra, xác định số thuế đủ điều kiện hoàn thì khẩn trương ban hành quyết định hoàn thuế cho doanh nghiệp, đảm bảo đúng thời hạn quy định.
Đối với các hồ sơ đề nghị hoàn thuế vẫn còn tình trạng chậm, muộn trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đang kiểm tra, xác minh số thuế đủ điều kiện hoàn thì phải thông báo cho người nộp thuế về tiến độ giải quyết hồ sơ, dự kiến thời gian sẽ giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế đảm bảo công khai, minh bạch.
Đối với số thuế đã có kết quả kiểm tra, xác minh thì khẩn trương giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 34 Thông tư 80/2021/TT-BTC không chờ xác minh toàn bộ mới giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế.
Nếu muộn hoàn thuế giá trị gia tăng Cục trưởng phải chịu trách nhiệm toàn diện? (Hình từ Internet)
Các trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng?
Các trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng được quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Người nộp thuế
...
3. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng:
a) Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.
...
Như vậy, các trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng, bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng và các khoản thu tài chính khác.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản;
- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016).
Các trường hợp phải nộp thuế giá trị gia tăng?
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định các trường hợp phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng như sau:
Người nộp thuế
...
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
...
Như vậy, các trường hợp phải nộp thuế giá trị gia tăng khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài nhưng tổ chức nước ngoài không có thường trú tại Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?