Mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chuẩn pháp lý 2023?
- Mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chuẩn pháp lý 2023?
- Ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thể bị phạt đến 200.000.000 đồng?
- Khi nào thì doanh nghiệp có thể đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
Mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chuẩn pháp lý 2023?
Căn cứ tại Điều 21 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải thỏa thuận rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên và phù hợp với nội dung của hợp đồng cung ứng lao động; ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động (nếu có).
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Theo đó, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động về quyền và nghĩa vụ mỗi bên và các điều khoản khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Tải về mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chuẩn pháp lý 2023 tại đây
Mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chuẩn pháp lý 2023? (Hình từ Internet)
Ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thể bị phạt đến 200.000.000 đồng?
Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức giáo dục định hướng hoặc không cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận mức tiền ký quỹ với người lao động cao hơn quy định của pháp luật;
c) Không ký hoặc ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với người lao động;
...
Theo đó, việc ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 với mỗi một người lao động và phạt tối đa không quá 200.000.000 đồng.
Về việc xử phạt hành vi ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức vi phạm.
Khi nào thì doanh nghiệp có thể đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 và điểm i khoản 2 Điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ như sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ
1. Doanh nghiệp dịch vụ có các quyền sau đây:
...
c) Đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp dịch vụ đã 03 lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động, người được ủy quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng hoặc kể từ ngày người lao động gia hạn hợp đồng lao động mà không thực hiện quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
...
2. Doanh nghiệp dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
...
i) Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động;
...
Theo đó, trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp dịch vụ có thể thanh lý hợp đồng.
Trong thời hạn 180 ngày doanh nghiệp dịch vụ có thể đơn phương thanh lý hợp đồng khi:
+ Đã thông báo bằng thư cho người lao động 03 lần mà người lao động hoặc người được ủy quyền hợp pháp không đến thanh lý hợp đồng lao động.
+ Kể từ ngày người lao động gia hạn hợp đồng lao động mà không thực hiện quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?