Mức hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho người lao động thuộc hộ cận nghèo bị mất việc làm tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là bao nhiêu?
- Người lao động thuộc hộ cận nghèo bị mất việc làm học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng được hỗ trợ chi phí đào tạo bao nhiêu?
- Mức hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho người lao động thuộc hộ cận nghèo bị mất việc làm tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là bao nhiêu?
- Người lao động hộ cận nghèo bị mất việc làm được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng phải có giấy tờ gì?
Người lao động thuộc hộ cận nghèo bị mất việc làm học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng được hỗ trợ chi phí đào tạo bao nhiêu?
Tại điểm d khoản 1 Điều 7 Thông tư 152/2016/TT-BTC có quy định mức hỗ trợ chi phí đào tạo cho hộ cận nghèo bị mất việc làm như sau:
Nội dung và mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ chi phí đào tạo
a) Người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn Luật: tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học;
b) Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học;
c) Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ; lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học;
d) Người thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học;
...
Như vậy, người lao động là hộ cận nghèo bị mất việc làm được hỗ trợ chi phí đào tạo tối đa là 2,5 triệu đồng/người/khóa học.
Mức hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho người lao động hộ cận nghèo bị mất việc làm tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho người lao động thuộc hộ cận nghèo bị mất việc làm tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là bao nhiêu?
Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 152/2016/TT-BTC có quy định về hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho người lao động hộ cận nghèo bị mất việc làm như sau:
Nội dung và mức hỗ trợ
...
2. Hỗ trợ tiền ăn, đi lại
a) Đối tượng được hỗ trợ: người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng;
b) Mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học;
c) Mức hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên;
Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên;
d) Ngoài những đối tượng được hỗ trợ tiền ăn, đi lại nêu trên, các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở đào tạo tùy điều kiện và khả năng, huy động thêm các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ thêm tiền ăn, tiền đi lại cho người học trong thời gian đào tạo.
Như vậy, người lao động hộ cận nghèo bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là 30.000 đồng/người/ngày thực học đối với mức hỗ trợ tiền ăn và mức hỗ trợ tiền đi lại là 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.
Người lao động hộ cận nghèo bị mất việc làm được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng phải có giấy tờ gì?
Tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 152/2016/TT-BTC có quy định điều kiện người học được hỗ trợ đào tạo
Điều kiện người học được hỗ trợ đào tạo
1. Trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15-55 tuổi; nam từ đủ 15-60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn; trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14 tuổi; những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề và phải đủ sức khoẻ phù hợp với ngành nghề cần học.
2. Có phương án tự tạo việc làm sau học nghề đảm bảo tính khả thi theo xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc được đơn vị sử dụng lao động cam kết tuyển dụng hoặc có đơn vị cam kết bao tiêu sản phẩm sau học nghề.
3. Đối với lao động nông thôn: Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã, người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.
4. Đối với người khuyết tật: Có giấy xác nhận khuyết tật hoặc thẻ xác nhận là người khuyết tật hoặc sổ lĩnh trợ cấp hàng tháng.
5. Đối với lao động bị mất việc làm
a) Trường hợp làm việc theo hợp đồng có một trong các giấy tờ sau: Quyết định thôi việc, buộc thôi việc; quyết định sa thải; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Trường hợp làm việc không theo hợp đồng: Giấy xác nhận của người sử dụng lao động;
c) Trường hợp tự tạo việc làm: Giấy đăng ký kinh doanh còn hiệu lực hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (trong trường hợp không có giấy đăng ký kinh doanh).
6. Đối với người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm thì ngoài các giấy tờ nêu tại Khoản 5 Điều này cần bổ sung thêm chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo trước đó.
7. Đối với người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh: Quyết định thu hồi đất còn trong thời hạn được hỗ trợ quy định tại Điều 4 Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất (sau đây gọi là Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg).
Như vậy, người lao động là hộ cận nghèo bị mất việc làm được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng phải đáp ứng điều kiện:
Trường hợp 1: Làm việc theo hợp đồng có một trong các giấy tờ:
- Quyết định thôi việc, buộc thôi việc;
- Quyết định sa thải;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
Trường hợp 2: Làm việc không theo hợp đồng phải có:
Giấy xác nhận của người sử dụng lao động;
Trường hợp 3: Tự tạo việc làm phải có:
Giấy đăng ký kinh doanh còn hiệu lực hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (trong trường hợp không có giấy đăng ký kinh doanh).
Ngoài ra, nếu người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm thì ngoài các giấy tờ nêu trên thì cần bổ sung thêm chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo trước đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?