Cảnh sát cơ động được khám xét người và phương tiện khi nào?
Cảnh sát cơ động được khám xét người và phương tiện khi nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 12 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định cụ thể về việc tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự như sau:
Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự
...
4. Cảnh sát cơ động được kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;
b) Phát hiện người phạm tội quả tang, người bị truy nã, bị truy tìm;
c) Có căn cứ cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật, nếu không kiểm tra, kiểm soát ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy.
...
Như vậy, Cảnh sát cơ động được khám xét người và phương tiện khi:
- Phát hiện người đó có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.
- Phát hiện người phạm tội đang trong tình trạng quả tang.
- Người đang bị truy nã theo quy định của pháp luật.
- Có căn cứ hoặc có người tố giác phương tiện cất giất đồ vật gây nguy hiểm cho xã hội nếu không kiểm soát ngay sẽ bị tiểu hủy.
Cảnh sát cơ động được khám xét người và phương tiện khi nào? (Hình từ Internet)
Cảnh sát cơ động được tuần tra và kiểm soát giao thông khi nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định về những trường hợp cần thiết phải huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ cụ thể:
Những trường hợp cần thiết phải huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị - xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.
2. Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.
4. Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì Cảnh sát cơ động được tuần tra và kiểm soát giao thông khi:
- Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị - xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.
- Trong các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an cấp tỉnh.
- Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại địa bàn nào đó có diễn biến phức tạp.
- Trường hợp khác mà vấn đề trật tự, an toàn giao thông gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Nhiệm vụ của cảnh sát cơ động khi tuần tra và kiểm soát giao thông như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ có trách nhiệm:
Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ:
a) Chỉ đạo, điều hành việc tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông;
b) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:
a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;
c) Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.
Như vậy, khi phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông thì cảnh sát cơ động có nhiệm vụ:
- Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của cảnh sát giao thông và kế hoạch tuần tra đã được phê duyệt.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền được giao khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông đi cùng.
- Thống kê, báo cáo vụ việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát giao thông theo phân công trong kế hoạch đã được phê duyệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?