Xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi, có được phép xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị.

Dữ liệu cá nhân là gì?

Căn cư quy định khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định về giải thích từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
....

Như vậy, dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

Xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong trường hợp nào?

Xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong trường hợp nào?

Căn cứ quy định Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu như sau:

Xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
1. Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.
2. Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.
3. Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật.
4. Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật.
5. Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.

Như vậy, việc xử lý dữ liệu cá nhân không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong các trường hợp sau:

- Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.

- Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.

- Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật.

- Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật.

- Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.

Chủ thể dữ liệu cá nhân có quyền gì?

Căn cứ quy định Điều 9 Nghị định 13/2023/NĐ-CP chủ thể dữ liệu cá nhân có các quyền sau:

- Quyền được biết

Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Quyền đồng ý

Chủ thể dữ liệu được đồng ý hoặc không đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu

- Quyền truy cập

Chủ thể dữ liệu được truy cập để xem, chỉnh sửa hoặc yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Quyền rút lại sự đồng ý

Chủ thể dữ liệu được quyền rút lại sự đồng ý của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Quyền xóa dữ liệu

Chủ thể dữ liệu được xóa hoặc yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Quyền hạn chế xử lý dữ liệu

+ Chủ thể dữ liệu được yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác;

+ Việc hạn chế xử lý dữ liệu được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu, với toàn bộ dữ liệu cá nhân mà chủ thể dữ liệu yêu cầu hạn chế, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Quyền cung cấp dữ liệu

Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân cung cấp cho bản thân dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Quyền phản đối xử lý dữ liệu

+ Chủ thể dữ liệu được phản đối Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân của mình nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế tiết lộ dữ liệu cá nhân hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo, tiếp thị, trừ trường hợp luật có quy định khác;

+ Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện yêu cầu của chủ thể dữ liệu trong 72 giờ sau khi nhận được yêu cầu, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện

Chủ thể dữ liệu có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

- Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi xảy ra vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Quyền tự bảo vệ

Chủ thể dữ liệu có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan và Nghị định này, hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các phương thức bảo vệ quyền dân sự.

Trân trọng!

Dữ liệu cá nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dữ liệu cá nhân
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp không hủy bỏ thông tin cá nhân người lao động đã được lưu trữ khi đã hoàn thành mục đích sử dụng thì sẽ bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo gửi hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có được lưu thông tin thẻ thanh toán của người dùng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dữ liệu cá nhân là gì? Nhà nước tham gia vào việc quản lý dữ liệu cá nhân như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân áp dụng đối với cá nhân như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan chuyên trách nào có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân?
Hỏi đáp Pháp luật
Dữ liệu cá nhân gồm những thông tin nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dữ liệu cá nhân
Đinh Khắc Vỹ
3,222 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Dữ liệu cá nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dữ liệu cá nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào