Gây tai nạn giao thông có được ủy quyền cho người khác giải quyết?

Cho tôi hỏi gây tai nạn giao thông có được ủy quyền cho người khác giải quyết? (Câu hỏi của anh Thà - Nam Định)

Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 63/2020/TT-BCA , nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông được thực hiện như sau:

- Tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện; các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định.

- Lực lượng Cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp.

- Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

- Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Gây tai nạn giao thông có được ủy quyền cho người khác giải quyết? (Hình từ Internet).

Cần điều tra xác minh nội dung gì khi tai nạn giao thông xảy ra?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về nội dung điều tra xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông

Nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông
1. Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh:
a) Có hay không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;
đ) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn;
e) Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;
g) Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
....

Theo đó, khi tai nạn giao thông xảy ra, cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm điều tra xác minh những nội dung cụ thể sau đây:

- Có hoặc không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

- Nguyên nhân, diễn biến gây tai nạn giao thông đường bộ

- Đối tượng gây tai nạn giao thông đường bộ

- Mức độ lỗi, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

- Mức độ thiệt hai do hành vi vi phạm gây ra.

- Các tình tiết liên quan khác trong quyết định xử phạt vụ tai nạn.

Gây tai nạn giao thông có được ủy quyền cho người khác giải quyết?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính như sau:

Giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính
Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ tai nạn giao thông như sau:
1. Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh (kết luận nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn giao thông, xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông và hình thức xử lý vi phạm hành chính), đồng thời lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 15/TNĐB ban hành theo Thông tư này. Lập
Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Nếu một trong các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông vắng mặt có lý do chính đáng, thì phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết.
.....

Căn cứ theo Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền đại diện.

Căn cứ xác lập quyền đại diện
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).

Căn cứ theo Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền

Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về người đại diện

Người đại diện
.....
4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

Căn cứ theo các quy đinh trên, căn cứ vào tài liệu, hồ sơ xác minh thông qua hoạt động điều tra, cơ quan công an mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh, đồng thời lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông.

Theo quy định pháp luật đại diện hợp pháp bao gồm đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật. Đối với đại diện ủy quyền, trong một số trường hợp sẽ không được phép ủy quyền cho bên đại diện thực hiện thay như: đăng ký kết hôn, ly hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con,...

Qua đó, trường hợp gây tai nạn giao thông, cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác thay mình giải quyết hậu quả tai nạn giao thông với các bên như:

- Cơ quan công an.

- Người liên quan đến tai nạn như nạn nhân, người làm chứng,...

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào