Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới nhất năm 2023?
Giải quyết tai nạn giao thông có được ủy quyền cho người khác không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành về giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính như sau:
Giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính
Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ tai nạn giao thông như sau:
1. Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh (kết luận nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn giao thông, xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông và hình thức xử lý vi phạm hành chính), đồng thời lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 15/TNĐB ban hành theo Thông tư này. Lập
Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Nếu một trong các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông vắng mặt có lý do chính đáng, thì phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết.
...
Do đó, khi có tai nạn giao thông, cơ quan công an sẽ mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh về nguyên nhân, lỗi của người liên quan và hình thức xử lý vi phạm hành chính.
Trong đó, đại diện hợp pháp có thể là đại diện theo ủy quyền hoặc theo pháp luật (gồm các hình thức: Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật) được quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, việc giải quyết tai nạn giao thông là một trong các trường hợp mà có thể ủy quyền cho người khác để người này nhân danh người có liên quan đến vụ việc tai nạn làm việc với các bên nhằm giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông:
- Cơ quan công an.
- Công ty bảo hiểm (nếu có).
- Những người có liên quan khác đến vụ việc tai nạn giao thông.
Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới nhất năm 2023? (Hình từ Internet)
Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới nhất năm 2023?
Hiện nay chưa có quy định về mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông. Tuy nhiên, anh có thể tham khảo mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới nhất năm 2023 như sau:
Tải về mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới nhất:
Lưu ý: Nội dung hay phạm vi ủy quyền, ghi rõ các công việc cần ủy quyền:
- Làm việc với cơ quan cảnh sát giao thông…
- Nộp phạt vi phạm giao thông (nếu có).
- Làm việc với cơ quan bảo hiểm về việc giải quyết bảo hiểm cho xe khi gặp tai nạn giao thông (nếu có)…
Thủ tục công chứng giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông như thế nào?
Theo Luật Công chứng 2014 quy định về thủ tục công chứng giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông cụ thể như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền ở đây có thể là văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân nơi mình sinh sống.
- Bước 2: Thực hiện công chứng:
Công chứng viên kiểm tra giấy tờ, hồ sơ và thụ lý, ghi vào sổ công chứng.
Công chứng viên giải thích cho người yêu cầu công chứng về nội dung, phạm vi, quyền, nghĩa vụ… trong hợp đồng/giấy uỷ quyền.
Công chứng viên kiểm tra dự thảo hoặc soạn thảo dự thảo giấy uỷ quyền/hợp đồng ủy quyền và đưa cho các bên tự đọc lại hoặc đọc cho các bên nghe.
Khi người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung thì ký vào từng trang trong hợp đồng, văn bản trước sự chứng kiến của công chứng viên.
Người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính các giấy tờ, tài liệu để công chứng viên đối chiếu.
- Bước 3: Công chứng viên ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng, đóng dấu giáp lai (nếu hợp đồng/giấy uỷ quyền có từ 02 trang trở lên).
- Bước 4: Người yêu cầu nộp phí công chứng và thù lao công chứng theo quy định
Người ủy quyền và được ủy quyền nhận bản chính giấy uỷ quyền/hợp đồng ủy quyền đã được công chứng
Công chứng viên giữ lại 01 bản hợp đồng/giấy ủy quyền để lưu hồ sơ.
- Bước 5: Thời gian giải quyết
Hai ngày làm việc kể từ ngày công chứng viên nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ hoặc nội dung phức tạp thì không quá 10 ngày.
Tuy nhiên, nếu không có vấn đề khác thì thường sẽ công chứng ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Bước 6: Phí công chứng ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông là 20.000 đồng/trường hợp; hợp đồng uỷ quyền là 50.000 đồng/trường hợp (theo Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- 30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?