Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền gì trong xử phạt vi phạm hành chính về tài nguyên và môi trường?

Cho tôi hỏi, thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền gì trong xử phạt vi phạm hành chính về tài nguyên và mô trường? Anh Khoa (Ninh Bình)

Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có quyền tịch thu tang vật hay không?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 58 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
1. Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
....

Như vậy, thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có quyền tịch thu tang vật , phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng.

Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền gì trong xử phạt vi phạm hành chính về tài nguyên và môi trường?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 58 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
1. Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
....

Như vậy, Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 500.000 đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

+ Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra

+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định; buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật; buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật;

+ Buộc tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài; buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại;

+ Tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc giấy chứng nhận an toàn sinh học;

+ Buộc tiêu hủy các chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm; buộc tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.

Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền gì trong xử phạt vi phạm hành chính về tai nguyên và mô trường?

Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền gì trong xử phạt vi phạm hành chính về tai nguyên và mô trường? (Hình từ Internet)

Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 68 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình;
b) Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 9; Điều 10 trong trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc điểm g khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 10 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điều 11 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 11 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường; Điều 12 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc điểm đ khoản 1, điểm đ khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều 12 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường; Điều 13 trong trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều 13 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điều 14 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc điểm a, c, đ khoản 1, điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, h, i khoản 4, điểm d, e khoản 5, khoản 6 Điều 15; khoản 2, 3, 4 Điều 16 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường; các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24; các khoản 2, 3, 4, 6 Điều 25; điểm c khoản 4, điểm d khoản 5, khoản 8, 9, 10 Điều 26; Điều 27; các khoản 5, 6, 7 Điều 29; điểm a khoản 2, điểm a, d khoản 3, điểm a, c khoản 4, khoản 5, 6, 7 Điều 30; điểm a khoản 4, khoản 6, 7 Điều 31; khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 34; các khoản 3, 4, 5 Điều 36; điểm b khoản 4, điểm b khoản 5, điểm b khoản 6, điểm b khoản 7 và điểm c khoản 8, khoản 11 Điều 39; khoản 2 Điều 40; khoản 4, 5 Điều 41; các khoản 5, 6, điểm b, d, đ khoản 7 Điều 46; các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 47; Điều 49; Điều 51 và Điều 55 của Nghị định này;
d) Thanh tra quốc phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Điều 10 và Điều 13 trong trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điều 11 và Điều 12 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường;
...

Như vậy, Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả (được quy định từ Điều 9 Nghị định 45/2022/NĐ-CP đến Điều 55 Nghị định 45/2022/NĐ-CP)

Trân trọng!

Thanh tra chuyên ngành
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thanh tra chuyên ngành
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra chuyên ngành là gì? Thủ tục thanh tra chuyên ngành thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất quy định về quản lý, cấp thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra là bao nhiêu ngày? Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành từ ngày 01/03/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được ủy quyền để thực hiện công bố kết luận thanh tra chuyên ngành hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền gì trong xử phạt vi phạm hành chính về tài nguyên và môi trường?
Hỏi đáp pháp luật
Pháp luật quy định nguyên tắc tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thanh tra chuyên ngành
Đinh Khắc Vỹ
507 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thanh tra chuyên ngành
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào