Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là khi nào?
- Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là khi nào?
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên sẽ chi trả và bồi thường thiệt hại trong phạm vi nào?
- Điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bảo hiểm và bồi thường thiệt hại do lỗi của công chứng viên là gì?
- Phí bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng của công chứng viên ủy quyền thỏa thuận không được thấp hơn bao nhiêu tiền?
Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là khi nào?
Tại Điều 19 Nghị định 29/2015/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc tham gia bảo hiểm như sau:
Nguyên tắc tham gia bảo hiểm
1. Tổ chức hành nghề công chứng trực tiếp mua hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
2. Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề.
3. Kinh phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của Phòng công chứng được trích từ quỹ phát triển sự nghiệp hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên được đăng ký hành nghề là thời điểm mà tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm trực tiếp mua hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là khi nào? (Hình từ Internet)
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên sẽ chi trả và bồi thường thiệt hại trong phạm vi nào?
Tại Điều 20 Nghị định 29/2015/NĐ-CP có quy định phạm vi bảo hiểm như sau:
Phạm vi bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm bao gồm thiệt hại về vật chất của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc của cá nhân, tổ chức khác có liên quan trực tiếp đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà những thiệt hại gây ra do lỗi của công chứng viên trong thời hạn bảo hiểm.
2. Tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về phạm vi bảo hiểm rộng hơn phạm vi bảo hiểm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên sẽ chi trả và bồi thường thiệt hại trong phạm vi:
-Thiệt hại về vật chất của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc của cá nhân, tổ chức khác có liên quan trực tiếp đến hợp đồng;
- Giao dịch đã được công chứng mà những thiệt hại gây ra do lỗi của công chứng viên trong thời hạn bảo hiểm.
Điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bảo hiểm và bồi thường thiệt hại do lỗi của công chứng viên là gì?
Tại Điều 20 Nghị định 29/2015/NĐ-CP có quy định về điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bảo hiểm và bồi thường thiệt hại do lỗi của công chứng viên bao gồm:
- Thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm bao gồm thiệt hại về vật chất của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc của cá nhân, tổ chức khác có liên quan trực tiếp đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà những thiệt hại gây ra do lỗi của công chứng viên trong thời hạn bảo hiểm.
- Không thuộc các trường hợp:
+ Công chứng viên thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
+ Công chứng viên công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
+ Công chứng viên cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;
+ Trường hợp khác theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền.
Phí bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng của công chứng viên ủy quyền thỏa thuận không được thấp hơn bao nhiêu tiền?
Tại Điều 22 Nghị định 29/2015/NĐ-CP có quy định về phí bảo hiểm như sau:
Phí bảo hiểm
1. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà tổ chức hành nghề công chứng phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên thuộc tổ chức mình.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền thỏa thuận mức phí bảo hiểm, nhưng không được thấp hơn 03 (ba) triệu đồng một năm cho một công chứng viên.
Như vậy, phí bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng của công chứng viên ủy quyền thỏa thuận không được thấp hơn 03 (ba) triệu đồng một năm cho một công chứng viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- 30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?