Tổ chức Đảng phải kiểm tra, xác minh tài sản, theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong trường hợp nào?

Cho hỏi: Tổ chức Đảng phải kiểm tra, xác minh tài sản, theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Tùng (Ninh Thuận)

Tổ chức Đảng phải kiểm tra, xác minh tài sản, theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong trường hợp nào?

Thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW năm 2014 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản do Ban Chấp hành Trung ương ban hành 10 năm qua, cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị và địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xác minh tài sản, theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức là một trong giải pháp quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.

Theo mục 3 Chỉ thị 33-CT/TW năm 2014 có ban hành một số trường hợp kiểm tra, xác minh tài sản, theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức được quy định như sau:

Lãnh đạo chặt chẽ việc kiểm tra, xác minh tài sản, theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các trường hợp sau:
- Có tố cáo người thuộc diện phải kê khai tài sản không trung thực trong việc kê khai.
- Cần có thông tin phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người thuộc diện phải kê khai tài sản.
- Có căn cứ cho rằng việc giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý.
- Có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Như vậy, tổ chức Đảng phải kiểm tra, xác minh tài sản, theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong trường hợp, bao gồm:

- Người thuộc diện phải kê khai tài sản không trung thực trong việc kê khai bị tố cáo.

- Năm rõ thông tin bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người thuộc diện phải kê khai tài sản.

- Nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý.

- Có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Các trường hợp kiểm tra, xác minh tài sản, theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?

Các trường hợp kiểm tra, xác minh tài sản, theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ vào đâu để xác minh tài sản?

Căn cứ vào Điều 41 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định cụ thể về căn cứ xác minh tài sản, thu nhập như sau:

Căn cứ xác minh tài sản, thu nhập
1. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực;
b) Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc;
c) Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo;
d) Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên;
đ) Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí lựa chọn người có nghĩa vụ kê khai được xác minh và việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Như vậy, việc xác minh tài sản là căn cứ đảm bảo để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh. Giúp đảm bảo điều kiện và gắn với các sự kiện thực tế diễn ra.

Thẩm quyền xác minh tài sản được quy định như thế nào?

Theo Điều 42 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 ban hành về thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị xác minh tài sản, thu nhập quy định cụ thể như sau:

Thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị xác minh tài sản, thu nhập
1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 41 của Luật này hoặc khi xét thấy cần có thêm thông tin để phục vụ cho công tác cán bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây có quyền yêu cầu hoặc kiến nghị Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bầu, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, người dự kiến được bổ nhiệm Phó Tổng Kiểm toán nhà nước;
b) Chủ tịch nước yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
...

Như vậy, thẩm quyền xác minh tài sản được quy định trong nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được Quốc hội.

- Chủ tịch nước yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Tòa án, Viện kiểm sát.

- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Thứ trưởng và chức vụ tương đương thuộc Bộ, người dự kiến đứng đầu các cơ quan.

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân các cấp.

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

- Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bầu hoặc đề nghị phê chuẩn chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.

- Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu xác minh đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

- Cơ quan thường vụ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bầu tại đại hội của tổ chức chính trị.

Trân trọng!

Tổ chức Đảng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức Đảng
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định đánh giá, xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên theo Hướng dẫn 25?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm theo Hướng dẫn 25 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo tổng kết công tác chi bộ cuối năm 2023 chuẩn thông dụng nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quy định xin lỗi và phục hồi quyền lợi của tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan?
Hỏi đáp pháp luật
Những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của Đảng được nhận diện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự tổ chức xin lỗi và phục hồi quyền lợi của của tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức Đảng phải kiểm tra, xác minh tài sản, theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tình hình của Đảng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện 'tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
Hỏi đáp pháp luật
Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của Đảng được nhận diện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về việc khen thưởng đối với tổ chức đảng
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức Đảng
Nguyễn Trần Cao Kỵ
644 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tổ chức Đảng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào