Chi phí ngừng và cấp điện trở lại của hộ sinh hoạt hiện nay là bao nhiêu?
Trường hợp nào bên bán điện được cúp điện mà không phải thông báo trước cho bên mua điện?
Tại Điều 4 Thông tư 22/2020/TT-BCT có quy định về thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện như sau:
Thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện
1. Mọi trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện phải thông báo trước cho bên mua điện, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Điện lực và Điều 6 Thông tư này.
2. Nội dung thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện bao gồm:
a) Địa điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện; mức công suất giảm hoặc khả năng cung cấp tối đa trong trường hợp giảm mức cung cấp điện;
b) Lý do ngừng, giảm mức cung cấp điện;
c) Thời gian bắt đầu ngừng, giảm mức cung cấp điện;
d) Thời điểm dự kiến đóng điện trở lại hoặc bảo đảm mức cung cấp điện bình thường.
3. Người của bên bán điện ký thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện phải là một trong những người sau:
a) Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của bên bán điện;
b) Người giữ chức danh được ủy quyền ký thông báo ngừng, giảm cung cấp điện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
4. Thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện được thực hiện bằng một trong các hình thức: văn bản, điện báo, điện thoại, fax, tin nhắn (SMS), thư điện tử (email), các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức liên lạc khác do hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng mua bán điện.
Như vây, bên bán điện được cúp điện mà không phải thông báo trước cho bên mua điện trong trường hợp:
- Có hành vi trộm cắm điện;
- Ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp:
+ Có sự cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho bên mua điện; sự cố trong hệ thống điện gây mất điện mà bên bán điện không kiểm soát được.
+ Có nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện.
+ Hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện.
+ Có sự kiện bất khả kháng.
Chi phí ngừng và cấp điện trở lại của hộ sinh hoạt hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào bên bán điện được ngừng cấp điện?
Tại Điều 7 Thông tư 22/2020/TT-BCT được sửa đổi bởi điểm d khoản 2 Điều 32 Thông tư 42/2022/TT-BCT có quy định ngừng cấp điện do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật như sau:
Ngừng cấp điện do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật
Bên bán điện được ngừng cấp điện trong các trường hợp sau:
1. Bên mua điện có hành vi vi phạm quy định tại:
a) Các khoản 1, 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều 7 Luật Điện lực (Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện);
b) Điểm a và điểm b khoản 2 Điều 46; điểm b và điểm c khoản 2 Điều 47 Luật Điện lực.
2. Bên mua điện không thực hiện thanh toán tiền điện theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
4. Bên mua điện không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, không duy trì biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
Như vậy, bên bán điện được ngừng cấp điện trong trường hợp:
- Bên mua điện có hành vi vi phạm:
+ Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
+Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.
+ Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
+ Trộm cắp điện.
+ Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp;
+ Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
+ Không thanh toán tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thoả thuận khác trong hợp đồng mua bán điện;
+ Không sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các quy định về quản lý nhu cầu sử dụng điện;
+ Không thực hiện chế độ sử dụng điện theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, biện pháp bảo đảm tiêu chuẩn điện áp, an toàn điện và nội dung khác đã được thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện, truyền tải điện;
+ Không bảo đảm trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện để đấu nối vào lưới điện truyền tải quốc gia;
- Bên mua điện không thực hiện thanh toán tiền điện;
- Bên mua điện không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, không duy trì biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Chi phí ngừng và cấp điện trở lại của hộ sinh hoạt hiện nay là bao nhiêu?
Tại Phụ lục các mức chi phí ngừng và cấp điện trở lại ban hành kèm theo Quyết định 8474/QĐ-BCT năm 2014 có quy định chi phí ngừng và cấp điện trở lại của hộ sinh hoạt hiện nay như sau:
Như vậy, chi phí ngừng và cấp điện trở lại của hộ sinh hoạt hiện nay là
- Từ 0,4kV trở xuống: 81.000 đồng
- Trên 0,4kV đến 35kV: 222.000 đồng
- Trên 35kV: 344.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?