03 trường hợp được phá dỡ nhà ở khi chữa cháy? Có được bồi thường thiệt hại do nhà ở bị phá dỡ để chữa cháy không?

Xin hỏi: Trong trường hợp nào được phá dỡ nhà ở khi chữa cháy? Có được bồi thường thiệt hại do nhà ở bị phá dỡ để chữa cháy không?- Câu hỏi của anh Kiên (Hà Nội).

03 trường hợp được phá dỡ nhà ở khi chữa cháy?

Tại Điều 26 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy như sau:

Tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy
Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được thực hiện quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy trong những tình thế cấp thiết sau đây:
1. Có người đang bị mắc kẹt trong đám cháy hoặc đám cháy đang trực tiếp đe dọa tính mạng của nhiều người.
2. Đám cháy có nguy cơ trực tiếp dẫn đến nổ, độc; nguy cơ tác động xấu đến môi trường; nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; khả năng gây tác động ảnh hưởng xấu về chính trị, đối ngoại nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
3. Nhà, công trình, vật chướng ngại cản trở việc triển khai chữa cháy mà không có cách nào khác để chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn.

Như vậy, có 03 trường hợp được phá dỡ nhà ở để chữa cháy bao gồm:

- Có người đang bị mắc kẹt trong đám cháy hoặc đám cháy đang trực tiếp đe dọa tính mạng của nhiều người.

- Đám cháy có nguy cơ trực tiếp dẫn đến nổ, độc; nguy cơ tác động xấu đến môi trường; nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; khả năng gây tác động ảnh hưởng xấu về chính trị, đối ngoại nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Nhà, công trình, vật chướng ngại cản trở việc triển khai chữa cháy mà không có cách nào khác để chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn.

03 trường hợp được phá dỡ nhà ở khi chữa cháy? Có được bồi thường thiệt hại do nhà ở bị phá dỡ để chữa cháy không?

03 trường hợp được phá dỡ nhà ở khi chữa cháy? Có được bồi thường thiệt hại do nhà ở bị phá dỡ để chữa cháy không? (Hình từ Internet)

Có được bồi thường thiệt hại do nhà ở bị phá dỡ để chữa cháy không?

Tại Điều 27 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy như sau:

Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy
Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy. Trường hợp phương tiện, tài sản được huy động mà bị tổn hao; nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi nhà ở bị phá dỡ để chữa cháy theo quyết định của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì sẽ được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy được tiến hành như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 23 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy được tiến hành như sau:

- Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy phải được thể hiện bằng Lệnh huy động, điều động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy;

Lưu ý: Trường hợp khẩn cấp, lệnh huy động có thể bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải thể hiện lệnh đó bằng văn bản. Người ra lệnh huy động bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, đồng thời phải nêu rõ căn cứ huy động và yêu cầu về người, phương tiện, tài sản cần huy động, thời gian, địa điểm tập kết;

- Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi quản lý, người chỉ huy chữa cháy báo cáo đề xuất và được người có thẩm quyền huy động đồng ý thì:

Được phép huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó để chữa cháy nhưng sau đó phải tham mưu cho người có thẩm quyền huy động ban hành quyết định huy động bằng văn bản.

Trân trọng!

Phá dỡ nhà ở
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phá dỡ nhà ở
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào buộc phải phá dỡ nhà ở? Ai có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở?
Hỏi đáp Pháp luật
03 trường hợp được phá dỡ nhà ở khi chữa cháy? Có được bồi thường thiệt hại do nhà ở bị phá dỡ để chữa cháy không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phá dỡ nhà ở
Lương Thị Tâm Như
703 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phá dỡ nhà ở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phá dỡ nhà ở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào