Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định theo pháp luật năm 2023 như thế nào?

Cho tôi hỏi tôi muốn tính hao mòn tài sản cố định theo pháp luật hiện hành như thế nào? Câu hỏi của anh Quân - Bình Phước

Phương pháp tính hao mòn đối với tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được giao, nhận điều chuyển như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định về phương pháp tính hao mòn tài sản cố định như sau:

Đối với tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được giao, nhận điều chuyển quy định tại thì hao mòn của tài sản cố định được xác định như sau:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản có trách nhiệm tính hao mòn tài sản đến năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản, để làm căn cứ xác định giá trị còn lại của tài sản giao, điều chuyển như sau:

+ Đối với trường hợp tài sản đã được theo dõi trên sổ kế toán, nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản, mức hao mòn hàng năm của tài sản được xác định theo công thức:

Số hao mòn lũy kế được xác định theo công thức:

+ Đối với trường hợp tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán nhưng có hoặc không có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng và thời điểm đưa tài sản vào sử dụng, mức hao mòn đồng thời là số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản được xác định theo công thức sau:

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 23/2023/TT-BTC, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tải về Phụ lục 01 tại đây.

+ Đối với trường hợp + Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán mà không có căn cứ để xác định nguyên giá tài sản cố định và tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán, không có căn cứ (hồ sơ, chứng từ) để xác định chi phí hình thành tài sản cố định vô hình đó mức hao mòn đồng thời là số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản được xác định theo công thức sau:

+ Trường hợp năm bàn giao, tiếp nhận tài sản giao, điều chuyển khác với năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản phải tính bổ sung số hao mòn của thời gian tính từ năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản đến năm bàn giao, tiếp nhận tài sản giao, điều chuyển để ghi vào Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản. Mức hao mòn của 01 năm xác định theo công thức:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản giao, điều chuyển có trách nhiệm tính hao mòn tài sản từ năm tiếp nhận tài sản đưa vào sử dụng. Mức hao mòn hàng năm của tài sản được xác định theo công thức:

Phương pháp tính hao mòn đối với tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình khi kiểm kê phát hiện thừa như thế nào?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 14 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định về phương pháp tính hao mòn tài sản cố định như sau:

Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình khi kiểm kê phát hiện thừa kể từ sau năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được xác định theo công thức:

Riêng năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp (năm kiểm kê phát hiện thừa) thì mức hao mòn của tài sản được xác định theo công thức sau:

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 23/2023/TT-BTC, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tải về Phụ lục 01 tại đây.

Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định theo pháp luật năm 2023 như thế nào? (Hình từ Internet)

Phương pháp tính hao mòn đối với tài sản cố định đơn vị sự nghiệp được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh theo hình thức hình thành hoặc không hình thành pháp nhân mới?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định về phương pháp tính hao mòn tài sản cố định như sau:

Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định đơn vị sự nghiệp được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo hình thức hình thành hoặc không hình thành pháp nhân mới kể từ sau năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại đơn vị (sau năm kết thúc thời hạn liên doanh, liên kết) được xác định theo công thức:

Riêng năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại đơn vị thì mức hao mòn của tài sản được xác định theo công thức sau:

Trong đó, tỷ lệ hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 23/2023/TT-BTC, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tải về Phụ lục 01 tại đây.

Phương pháp tính hao mòn đối với tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng trong trường hợp cụ thể hoặc tháo dỡ, lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 14 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định về phương pháp tính hao mòn tài sản cố định như sau:

Các trường hợp tài sản áp dụng phương pháp tính hao mòn này gồm có:

- Tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt và trường hợp giá trị quyết toán của dự án phải điều chỉnh theo kiến nghị, kết luận của cơ quan có thẩm quyền sau khi được thanh tra, kiểm toán

- Tháo dỡ hoặc lắp đặt một hay một số bộ phận tài sản cố định

Theo đó, mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định từ năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá được xác định theo công thức sau:

+ Trong đó, tỷ lệ hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 23/2023/TT-BTC, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tải về Phụ lục 01 tại đây.

+ Riêng năm cuối cùng của thời gian tính hao mòn tài sản cố định theo quy định thì mức hao mòn của tài sản bằng giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến ngày 31 tháng 12 của năm liền trước năm cuối cùng của thời gian tính hao mòn.

Trường hợp tại thời điểm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá đã hết thời gian tính hao mòn của tài sản theo quy định thì mức hao mòn của năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá được xác định theo công thức sau:

Các năm tiếp theo không phải tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định.

Phương pháp tính hao mòn đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng như thế nào?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 14 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định về phương pháp tính hao mòn tài sản cố định như sau:

Mức hao mòn hàng năm của tài sản từ năm thay đổi nguyên giá được xác định theo công thức sau:

Lưu ý: Thông tư 23/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/6/2023

Trân trọng!

Hao mòn tài sản cố định
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hao mòn tài sản cố định
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định theo pháp luật năm 2023 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hao mòn tài sản cố định
Chu Tường Vy
781 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hao mòn tài sản cố định
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào