Mua phải hàng hóa kém chất lượng được bồi thường bao nhiêu tiền? Người bán hàng hóa kém chất lượng không thông báo về sản phẩm khuyết tật bị phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi, khi người bán hàng che dấu hàng hóa kém chất lượng để bán cho người tiêu dùng thì bị phạt như thế nào? Tôi được đòi bồi thường bao nhiêu tiền khi mua phải hàng hóa kém chất lượng? Câu hỏi của Chị Lan Anh (Bình Định)

Ai phải bồi thường thiệt hại do mua phải hàng kém chất lượng?

Theo Điều 61 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật này. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài.
2. Người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người mua, người tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài.

- Người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất.

- Người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người mua, người tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không bảo đảm chất lượng hàng hóa.

Lưu ý: Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của Toà án hoặc trọng tài.

Mua phải hàng hóa kém chất lượng được bồi thường như thế nào?

Mua phải hàng hóa kém chất lượng được bồi thường bao nhiêu tiền? Người bán hàng hóa kém chất lượng không thông báo về sản phẩm khuyết tật bị phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Người bán hàng kém chất lượng sẽ không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định về những trường hợp người bán hàng hàng kém chất lượng không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng bao gồm:

Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại
....
2. Người bán hàng không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng trong các trường hợp sau đây:
a) Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
b) Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
c) Đã thông báo sản phẩm khuyết tật, hàng hóa kém chất lượng đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó;
d) Sản phẩm khuyết tật, hàng hóa kém chất lượng do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
e) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.

Vậy người bán hàng kém chất lượng sẽ không phải bồi thường thiệt hại trong những trường hợp sau:

- Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;

- Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;

- Đã thông báo sản phẩm khuyết tật, hàng hóa kém chất lượng

- Sản phẩm khuyết tật, hàng hóa kém chất lượng do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;

- Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.

Không thông báo về sản phẩm khuyết tật, người bán hàng bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về trách nhiệm thu hồi sản phẩm khuyết tật, hàng hóa kém chất lượng như sau:

Hành vi vi phạm về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật
....
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm khuyết tật, hàng hóa kém chất lượng có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo công khai về sản phẩm khuyết tật, hàng hóa kém chất lượng và việc thu hồi hàng hóa đó theo quy định;
b) Không báo cáo kết quả thu hồi sản phẩm khuyết tật, hàng hóa kém chất lượng cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định về Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
....
4. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.”.

Theo đó, người có hành vi không thông báo công khai về sản phẩm khuyết tật, hàng hóa kém chất lượng, người bán hàng hóa kém chất lượng có thể bị phạt từ 30.000.000 đồng tới 50.000.000 đồng. Mức phạt đối với tổ chức là gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân.

Trân trọng!

Người tiêu dùng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người tiêu dùng
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng được gọi là gì? Quyền của người tiêu dùng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tiêu dùng được hiểu như thế nào? Nghĩa vụ của người tiêu dùng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức, cá nhân kinh doanh nào phải bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật được phân theo mấy loại?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trước khi tổ chức, cá nhân kinh doanh thay đổi mục đích, phạm vi sử dụng thông tin đã thông báo cho người tiêu dùng thì phải có trách nhiệm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi giải quyết tranh chấp tại trọng tài, người tiêu dùng có nghĩa vụ chứng minh gì?
Hỏi đáp Pháp luật
05 nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua các phương thức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người tiêu dùng
Nguyễn Đình Mạnh Tú
2,367 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào