Trường hợp nào thì Cơ quan Thuế có trách nhiệm bồi thường nhà nước khi có thiệt hại?
Khi nào thì Cơ quan Thuế có trách nhiệm bồi thường nhà nước khi có thiệt hại?
Ngày 25/5/2023, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 ban hành Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp.
Theo Điều 2 Quy chế Giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 quy định về pham vi trách nhiệm bồi thường nhà nước của cơ quan Thuế như sau:
Phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước của cơ quan Thuế
Cơ quan Thuế có trách nhiệm bởi thưởng thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bao đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;
3. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt sĩ phạm hành chinh trái pháp luật;
4. Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;
5. Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu theo quy định tại khoan ổ Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017(sau đây gọi là Luật TNBTCNN);
6. Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cổ ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin;
7. Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuế thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan Thuế.
Như vậy, các trường hợp cơ quan Thuế phải thực hiện bồi thường nhà nước như sau:
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bao đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;
- Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành trái pháp luật;
- Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật;
- Thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật;
- Truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật;
- Thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;
- Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu;
- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm;
- Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật.
Trường hợp nào thì Cơ quan Thuế có trách nhiệm bồi thường nhà nước khi có thiệt hại? (Hình từ Internet)
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường nhà nước của cơ quan thuế là gì?
Theo Điều 4 Quy chế Giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 quy định về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường nhà nước như sau:
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
1. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Cơ quan Thuế có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ gây thiệt hại và có yêu cầu bồi thường tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật TNBTCNN;
- Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của cơ quan Thuế;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
2. Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là văn bản đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo đúng quy định của pháp luật, trong đó xác định rõ hành vi trái pháp luật của công chức thuế gây thiệt hại, bao gồm:
a) Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại hành trái pháp luật;
b) Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật;
c) Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật vẻ tố cáo;
d) Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuê thị hạnh công vụ trên cơ sở kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra;
đ) Quyết định xử lý kỷ luật công chức thuế thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật
e) Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ;
g) Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại 5 Điều 3 của Luật TNBTCNN.
Như vậy, căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường nhà nước của cơ quan Thuế là:
- Có căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ gây thiệt hại và có yêu cầu bồi thường tương ứng;
- Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
Đồng thời, văn bản dùng đẻ làm căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại bao gồm:
- Quyết định giải quyết khiếu nại;
- Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính vì ban hành trái pháp luật;
- Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ;
- Quyết định xử lý kỷ luật công chức thuế thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật;
- Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ;
Các văn bản khác theo quy định của pháp luật.
Thời hiệu yêu cầu bồi thường nhà nước của cơ quan Thuế là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế Giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 quy định về thời hiệu yêu cầu bồi thường như sau:
Thời hiệu yêu cầu bồi thường
1. Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật TNBTCNN nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật TNBTCNN và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự.
2. Thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường
a) Khoảng thời gian có sự kiện bắt khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự làm cho người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật TNBTCNN không thể thực hiện được quyền yêu cầu bồi thường;
b) Khoảng thời gian mà người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mắt năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chu hành vì chưa có người đại diện theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện đã chết hoặc không thể tiếp tục là người đại diện cho tới khi có người đại diện mới.
3. Người yêu cầu bồi thường có nghĩa vụ chứng minh khoảng thời gian không tính vào thời hiệu quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, thời hiệ yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
Đồng thời, khoảng thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường là:
- Thời gian có sự kiện bất khả kháng làm cho người có quyền yêu cầu bồi thường không thể thực hiện được quyền của mình;
- Khoảng thời gian mà người bị thiệt hại không có hoặc chưa đủ năng lực trách nhiệm hành vi dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật;
Khoảng thời gian không tính vào thời hiệu thì người yêu cầu bồi thường phải có nghĩa vụ chứng minh về khoảng thời gian này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?