Tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước sẽ thuộc về ai?
- Tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước sẽ thuộc về ai?
- Thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước thực hiện như thế nào?
- Ai có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản?
Tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước sẽ thuộc về ai?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau:
Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
...
4. Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hạch toán ngân sách nhà nước và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước).
...
Đồng thời quy định tại khoản 3 Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau:
Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
..
3. Tài sản do các chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước bao gồm: tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam.
...
Như vậy, tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước sẽ thuộc sở hữu toàn dân.
Tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước sẽ thuộc về ai và thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước như sau:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có tài sản chuyển giao lập đề nghị chuyển giao quyền Sở hữu về tài sản cho nhà nước gửi cho đơn vị chủ trì quản lý tài sản chuyển giao.
- Bước 2: Đơn vị chủ trì quản lý tài sản chuyển giao căn cứ các quy định pháp luật hiện hành và pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản chịu trách nhiệm xác định tính phù hợp của việc tiếp nhận tài sản chuyển giao.
+ Trường hợp xác định việc tiếp nhận tài sản chuyển giao là phù hợp với quy định của pháp luật thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận tài sản, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm lập hồ sơ, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
+ Trường hợp xác định việc chuyển giao không phù hợp với quy định của pháp luật thì cơ quan, đơn vị được đề nghị tiếp nhận phải từ chối tiếp nhận tài sản.
- Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tải sản.
Ai có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản?
Căn cứ thảo Điều 7 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản như sau:
Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với:
a) Tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam nhưng không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản để sử dụng; trừ các tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
b) Tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam là bất động sản, xe ô tô, các tài sản khác (không phải là bất động sản, xe ô tô) có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý theo đề nghị của bộ, cơ quan trung ương; trừ các tài sản quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều này.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quốc phòng do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực an ninh do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định giải thể.
5. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với:
a) Tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
b) Tài sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án đối tác công tư đối với trường hợp cơ quan ký hợp đồng dự án thuộc trung ương quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với:
a) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm; bất động sản vô chủ; bất động sản không có người thừa kế; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa; tài sản của các vụ việc xử lý quy định tại Khoản này bao gồm cả bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản.
b) Tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ các tài sản quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều này.
c) Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
d) Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể theo ủy quyền.
đ) Tài sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án đối tác công tư đối với trường hợp cơ quan ký hợp đồng dự án thuộc địa phương quản lý.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế không thuộc phạm vi quy định tại điểm a Khoản 6 Điều này.
8. Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan.
Như vậy, tùy thuộc vào tính chất của tài sản được chuyển giao mà các thủ trưởng các cơ quan nhà nước sẽ có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản đó lần lượt là:
- Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Bộ trưởng Bộ Công an;
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh;
- Cục trưởng Cục Hải quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?