Văn hóa phẩm xuất khẩu nào không cần giấy phép của cơ quan VH-TT-DL?
Cơ quan nào có thẩm quyền giám định văn hóa phẩm xuất khẩu?
Tại Điều 4 Thông tư 07/2012/TT-BVHTTDL được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 22/2018/TT-BVHTTDL có quy định về thẩm quyền giám định văn hóa phẩm xuất khẩu như sau:
- Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giám định văn hóa phẩm là các loại phim của cơ quan, tổ chức hoặc phim hợp tác cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài chưa được công bố, phổ biến.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao hoặc cơ quan chuyên môn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao ủy quyền giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của cá nhân, tổ chức tại địa phương.
Văn hóa phẩm xuất khẩu nào không cần giấy phép của cơ quan VH-TT-DL?
Tại Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-BVHTTDL có quy định văn hóa phẩm xuất khẩu như sau:
Văn hoá phẩm xuất khẩu
Văn hoá phẩm xuất khẩu không cần giấy phép của cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP bao gồm những loại sau:
1. Các loại băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình các loại phim, các loại băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung, các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh, hình ảnh đã phát hành, lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
2. Các loại phim chụp ảnh, băng, đĩa ghi tiếng, ghi hình có nội dung về sinh hoạt cá nhân, gia đình.
3. Các loại tranh, tượng, tác phẩm mỹ thuật không vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP là tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức và không phải là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Như vậy, những văn hóa phẩm không cần giấy phép của cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch bao gồm:
- Các loại băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình các loại phim, các loại băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung, các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh, hình ảnh đã phát hành, lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
- Các loại phim chụp ảnh, băng, đĩa ghi tiếng, ghi hình có nội dung về sinh hoạt cá nhân, gia đình.
- Các loại tranh, tượng, tác phẩm mỹ thuật là tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức và không phải là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và không vi phạm các quy định:
+ Có nội dung chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
+ Có nội dung kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;
+ Có nội dung thuộc về bí mật nhà nước;
+ Có nội dung thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống nhằm xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm công dân;
+ Các loại văn hóa phẩm khác mà pháp luật cấm tàng trữ, phổ biến, lưu hành tại Việt Nam.
Những văn hóa phẩm xuất khẩu nào không cần giấy phép của cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm bao gồm những giấy tờ gì?
Tại Điều 9 Nghị định 32/2012/NĐ-CP có quy định thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm như sau:
Thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm
1. Cá nhân, tổ chức nhập khẩu văn hóa phẩm trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch có thẩm quyền theo quy định.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm (01 bộ):
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép của cá nhân, tổ chức, trong đó ghi rõ loại văn hóa phẩm, nội dung, số lượng, xuất xứ, mục đích sử dụng và phạm vi sử dụng (mẫu đơn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thống nhất trong cả nước);
b) Giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt nội dung phim; giấy ủy quyền; chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật;
c) Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng (nếu có).
3. Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả giấy phép.
4. Cá nhân, tổ chức nhận giấy phép tại trụ sở của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch hoặc qua đường bưu điện.
5. Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm cung cấp văn hóa phẩm nhập khẩu và tờ khai hải quan (bản sao không cần chứng thực) để cơ quan cấp giấy phép giám định.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm bao gồm những giấy tờ như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép của cá nhân, tổ chức do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thống nhất trong cả nước
Lưu ý: Trong đơn đề nghị cần ghi rõ loại văn hóa phẩm, nội dung, số lượng, xuất xứ, mục đích sử dụng và phạm vi sử dụng.
- Giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt nội dung phim; giấy ủy quyền; chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật;
- Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?