Buổi làm việc thực tế của người trợ giúp pháp lý được tính trên cơ sở bao nhiêu giờ làm việc?
- Buổi làm việc thực tế của người trợ giúp pháp lý được tính trên cơ sở bao nhiêu giờ làm việc?
- Căn cứ xác định thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng bao gồm những căn cứ nào?
- Cách thức xác định thời gian làm việc thực tế khi 02 người thực hiện trợ giúp pháp lý cho 01 người được trợ giúp pháp lý trong cùng một vụ việc?
Buổi làm việc thực tế của người trợ giúp pháp lý được tính trên cơ sở bao nhiêu giờ làm việc?
Tại Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BTP có quy định về thời gian theo buổi làm việc thực tế như sau:
Thời gian theo buổi làm việc thực tế
1. Thời gian theo buổi làm việc thực tế (1/2 ngày làm việc) được áp dụng đối với các vụ việc trợ giúp pháp lý theo hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng do người thực hiện trợ giúp pháp lý lựa chọn để làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc.
2. Một buổi làm việc thực tế được tính trên cơ sở 04 giờ làm việc. Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc không đủ 04 giờ thì tính như sau:
a) Tính thành ½ buổi làm việc nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 03 giờ;
b) Tính thành 01 buổi làm việc nếu số giờ làm việc lẻ từ đủ 03 giờ trở lên.
3. Khi áp dụng cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải kê các công việc và thời gian thực hiện các công việc vào Bảng kê thời gian thực tế (Mẫu TP-TGPL-01) ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, buổi làm việc thực tế của người trợ giúp pháp lý được tính trên cơ sở 04 giờ làm việc.
Nếu không đủ 04 giờ thì buổi làm việc thực tế của người trợ giúp pháp lý được tính như sau:
- Tính thành ½ buổi làm việc nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 03 giờ;
- Tính thành 01 buổi làm việc nếu số giờ làm việc lẻ từ đủ 03 giờ trở lên.
Buổi làm việc thực tế của người trợ giúp pháp lý được tính trên cơ sở bao nhiêu giờ làm việc? (Hình từ Internet)
Căn cứ xác định thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng bao gồm những căn cứ nào?
Tại Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BTP có quy định thời gian tham gia đại diện ngoài tố tụng như sau:
Thời gian tham gia đại diện ngoài tố tụng
1. Căn cứ để tính thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng gồm:
a) Gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý, người thân thích của họ; người làm chứng;
b) Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu để thực hiện việc đại diện;
c) Xác minh, thu thập tài liệu, đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc đại diện;
d) Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
đ) Tham gia đại diện trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
2. Thời gian làm việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý phải được các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân xác nhận như sau:
a) Thời gian thực hiện các hoạt động quy định tại các điểm a, d, đ khoản 1 Điều này do người làm việc với người thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc xác nhận;
b) Thời gian thực hiện các hoạt động quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều này do Trung tâm hoặc Chi nhánh hoặc tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận.
Như vậy, xác định thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng dựa vào các căn cứ như sau:
- Gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý, người thân thích của họ; người làm chứng;
- Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu để thực hiện việc đại diện;
- Xác minh, thu thập tài liệu, đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc đại diện;
- Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
-Tham gia đại diện trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Lưu ý: Thời gian làm việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý trên phải được sự xác nhận các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền.
Cách thức xác định thời gian làm việc thực tế khi 02 người thực hiện trợ giúp pháp lý cho 01 người được trợ giúp pháp lý trong cùng một vụ việc?
Tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BTP có quy định cách thức xác định thời gian làm việc thực tế của người trợ giúp pháp lý trong một số trường hợp đặc biệt như sau:
Cách thức xác định thời gian trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp 02 người thực hiện trợ giúp pháp lý trở lên thực hiện trợ giúp pháp lý cho 01 người được trợ giúp pháp lý trong cùng một vụ việc theo quy định của pháp luật thì thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý là thời gian thực tế của từng người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện nhưng tổng số thời gian không quá 30 buổi làm việc/01 vụ việc đối với vụ việc tham gia tố tụng hoặc không quá 20 buổi làm việc/01 vụ việc đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng.
2. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng tạm đình chỉ vụ án
a) Thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý là thời gian thực tế đã thực hiện đến thời điểm tạm đình chỉ vụ án;
b) Khi vụ án tiếp tục được giải quyết thì thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý là thời gian thực tế thực hiện các công việc tiếp theo kể từ khi vụ án tiếp tục giải quyết đến khi kết thúc vụ việc.
3. Trường hợp thay thế, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý
a) Thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc cho người bị thay thế, bị thay đổi là thời gian thực tế mà họ đã thực hiện trợ giúp pháp lý đến thời điểm bị thay thế, bị thay đổi;
b) Thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc cho người được cử thay thế là thời gian thực tế mà họ thực hiện các công việc tiếp theo kể từ khi được cử thay thế.
Nếu người được cử thay thế lựa chọn hình thức khoán chi vụ việc thì thù lao, bồi dưỡng cho cả 02 người (người thay thế và người bị thay thế, bị thay đổi) không quá mức khoán chi vụ việc tương ứng tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 và Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, trong trường hợp 02 người thực hiện trợ giúp pháp lý trở lên thực hiện trợ giúp pháp lý cho 01 người được trợ giúp pháp lý trong cùng một vụ việc thì:
Được xác định theo thời gian thực tế của từng người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện nhưng tổng số thời gian không quá 30 buổi làm việc/01 vụ việc đối với vụ việc tham gia tố tụng hoặc không quá 20 buổi làm việc/01 vụ việc đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?