Cây trồng ở ranh giới giữa các bất động sản liền kề quy định thế nào? Quyền và căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
Ranh giới giữa các bất động sản quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản như sau:
Ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, ranh giới giữa các bất động sản có thể xác định theo các tiêu chí sau đây:
- Theo thỏa thuận của các bên chủ sở hữu bất động sản;
- Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Theo tập quán;
- Theo ranh giới đã tồn tại ít nhất 30 năm mà không có tranh chấp xảy ra.
Cây trồng ở ranh giới giữa các bất động sản quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản như sau:
Mốc giới ngăn cách các bất động sản
...
2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, có thể hiểu rằng cây trồng nếu được trồng trên phần đất ranh giới giữa các bất động sản liền kề và làm mốc giới ngăn cách thì hoa màu từ cây trồng đó sẽ do các chủ sở hữu của bất động sản liền kề trên ranh giới đó dùng chung.
Theo đó, các bên chủ sở hữu bất động sản đều có trách nhiệm bảo vệ cây trồng đó và được quyền hưởng phần hoa màu như nhau từ cây trồng
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Tài sản ở ranh giới giữa các bất động sản quy định thế nào? Động vật nuôi phá hoại tài sản người khác phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Quyền và căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
Căn cứ tại Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đối với bất động sản liền kề như sau:
Quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
Đồng thời tại Điều 246 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề như sau:
Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
Như vậy, quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện hành động trên một bất động sản nhằm phục vụ khai thác trên một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác dựa trên địa thế tự nhiên, thỏa thuận, di chúc hoặc quy định pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?