Điều kiện vay vốn ngân hàng là gì? Nếu người đứng tên sổ đỏ chết thì có dùng sổ đỏ đó đi vay ngân hàng được không?

Khi vay ngân hàng cá nhân có thể dùng tài sản của mình hoặc tài sản của người khác để thế chấp. Nếu người đứng tên sổ đỏ chết thì có dùng sổ đỏ đó đi vay ngân hàng được không?

Để được vay vốn ngân hàng cần có những điều kiện gì?

Theo Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về điều kiện vay vốn quy định như sau:

Điều kiện vay vốn
Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.
4. Có khả năng tài chính để trả nợ.
5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh

Theo đó, để được phép vay vốn ngân hàng, người vay phải từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Bên cạnh đó, người vay vốn ngân hàng cũng cần phải sử dụng vốn vay vào mục đích hợp pháp, có phương án sử dụng vốn khả thi và có khả năng tài chính để trả nợ.

Vay ngân hàng bằng sổ đỏ đứng tên người đã chết được không?

Nếu người đứng tên sổ đỏ chết thì có dùng sổ đỏ đó đi vay ngân hàng được không? (Hình từ Internet)

Có được vay ngân hàng khi Sổ đỏ đứng tên người đã chết?

- Để thế chấp quyền sử dụng đất vay ngân hàng, người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) hoặc người thừa kế phải đủ điều kiện được cấp Sổ đỏ theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.

- Đồng thời, khi một người đã chết mà chưa chia thừa kế thì sổ đỏ đó vẫn thuộc về người đã chết đó.

- Khi đã chết, người đó không còn không năng lực hành vi dân sự, không thể thực hiện các giao dịch, quyền, nghĩa vụ dân sự, không thể tự mình ký tên vào hợp đồng thế chấp, vay ngân hàng…

- Do đó, có thể thấy, mặc dù có thể sử dụng Sổ đỏ của người khác để thực hiện hợp đồng thế chấp cho người thứ ba vay ngân hàng nhưng không có ngân hàng nào đồng ý lấy tài sản của người chết đi làm hợp đồng thế chấp vay ngân hàng mà chưa chia thừa kế.

- Không có tổ chức hành nghề công chứng nào công chứng hợp đồng thế chấp khi bên thế chấp là người đã chết.

- Do đó, khi sổ đỏ đứng tên người đã chết mà chưa chia thừa kế hoặc chưa đủ điều kiện được cấp sổ đỏ mang tên người sống (có thể là người thừa kế hoặc người khác thông qua giao dịch mua bán, tặng cho… với người thừa kế sau khi đã chia di sản là quyền sử dụng đất) sẽ không thể vay ngân hàng được.

Làm sao để vay ngân hàng khi Sổ đỏ đứng tên người chết?

Như phân tích ở trên, nếu Sổ đỏ đứng tên người chết và các đồng thừa kế chưa thực hiện phân chia di sản thừa kế để sang tên cho người thừa kế hoặc sau đó bán, tặng cho... người khác thì không thể vay ngân hàng.

Đồng nghĩa, dù Sổ đỏ đứng tên người chết nhưng đã có đủ điều kiện để sang tên cho người sống thì ngân hàng chắc chắn sẽ xem xét duyệt khoản vay cho người có yêu cầu. Để thực hiện được điều đó, người có nhu cầu phải thực hiện 02 thủ tục:

- Phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật và sang tên Sổ đỏ cho người còn sống.

- Thế chấp Sổ đỏ đã mang tên người sống tại tổ chức tín dụng có nhu cầu.

Thủ tục vay ngân hàng khi Sổ đỏ đứng tên người chết như sau:

Bước 1: Phân chia di sản thừa kế

Có hai hình thức phân chia di sản thừa kế là theo di chúc (nếu người chết có để lại di chúc) và theo pháp luật (nếu không có di chúc, có nhưng di chúc không có hiệu lực...).

Bước 2: Thế chấp để vay ngân hàng

Sau khi thực hiện phân chia di sản thừa kế, người thừa kế phải thực hiện thủ tục sang tên Sổ đỏ. Khi đã có Sổ đỏ mang tên mình, người này có thể thực hiện thủ tục thế chấp tại ngân hàng để vay ngân hàng theo thủ tục nêu tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN với các hồ sơ sau đây:

- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn; sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận hộ khẩu...

- Giấy tờ về tài sản: Sổ đỏ

- Phương án sử dụng vốn.

- Giấy tờ chứng minh khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn vay ngân hàng: Đăng ký kinh doanh, giấy mua hàng, hợp đồng mua chung cư, mua đất, mua xe ô tô...

- Các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của tổ chức tín dụng.

Trân trọng!

Vay vốn ngân hàng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vay vốn ngân hàng
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện vay vốn ngân hàng là gì? Nếu người đứng tên sổ đỏ chết thì có dùng sổ đỏ đó đi vay ngân hàng được không?
Hỏi đáp pháp luật
Có phải nộp phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại phòng công chứng không khi hộ gia đình vay vốn ngân hàng phục vụ sản xuất công nghiệp?
Hỏi đáp pháp luật
Để vay vốn ngân hàng có được thế chấp đất nông nghiệp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vay vốn ngân hàng
Nguyễn Đình Mạnh Tú
3,777 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào