Chênh lệch khối lượng giữa cân nặng khai trên tờ khai hải quan so với cân nặng trên phiếu cân của Cảng hàng không thì có cần khai bổ sung tờ khai hải quan?
Chênh lệch khối lượng giữa cân nặng khai trên tờ khai hải quan so với cân nặng trên phiếu cân của Cảng hàng không thì có cần khai bổ sung tờ khai hải quan?
Tại Mục 5 Công văn 6121/TCHQ-GSQL năm 2018 có hướng dẫn chênh lệch khối lượng giữa cân nặng khai trên tờ khai hải quan so với cân nặng trên phiếu cân của Cảng hàng không khi xuất khẩu hàng hóa như sau:
...
5. Về chênh lệch khối lượng giữa cân nặng khai trên tờ khai hải quan so với cân nặng trên phiếu cân của Cảng hàng không khi xuất khẩu hàng hóa:
Theo quy định tại khoản 7 Điều 52a Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát sẽ được đưa vào kho hàng không. Trường hợp có chênh lệch về trọng lượng, doanh nghiệp kinh doanh kho hàng cập nhật thông tin trọng lượng thực tế vào hệ thống và gửi đến cho cơ quan hải quan, hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu theo quy định, trừ trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan dừng hàng qua khu vực giám sát theo quy định. Người khai hải quan không phải khai bổ sung với cơ quan hải quan đối với trường hợp chênh lệch trọng lượng nhưng không ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa xuất khẩu, chính sách thuế và chính sách mặt hàng.
...
Như vậy, khi hàng hóa được đưa vài kho hàng không mà có chênh lệch khối lượng giữa cân nặng khai trên tờ khai hải quan so với cân nặng trên phiếu cân của Cảng hàng không thì không phải khai bổ sung tờ khai hải quan nếu sự chênh lệch đó không ảnh hưởng đến:
- Số lượng hàng hóa xuất khẩu;
- Chính sách thuế và chính sách mặt hàng.
Chênh lệch khối lượng giữa cân nặng khai trên tờ khai hải quan so với cân nặng trên phiếu cân của Cảng hàng không thì có cần khai bổ sung tờ khai hải quan? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người khai hải quan khi hàng hóa đưa vào kho hàng không là gì?
Tại khoản 7 Điều 52a Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi khoản 32 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC có quy định giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm đã có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:
Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm đã có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
...
7. Giám sát hải quan hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho hàng không
a) Hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho hàng không
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng:
a.1.1.1) Cung cấp thông tin (số tờ khai hải quan xuất khẩu và số quản lý hàng hóa xuất khẩu) của lô hàng cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
a.1.1.2) Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì xuất trình chứng từ liên quan và giải trình với cơ quan hải quan; hoặc xuất trình hàng hóa để kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan hải quan.
a.1.2) Đối với hàng hóa vận chuyển quy định tại điểm c khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 50 Thông tư này: Cung cấp thông tin (số tờ khai vận chuyển độc lập hoặc Biên bản bàn giao và số quản lý hàng hóa xuất khẩu) của lô hàng cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51b và khoản 3 Điều 51c Thông tư này;
a.1.3) Trường hợp đưa hàng hóa vào kho hàng không trên cơ sở văn bản của cơ quan có thẩm quyền (hàng hóa không phải khai hải quan theo quy định, quyết định sai áp của cơ quan Công an, Tòa án…): Cung cấp thông tin về số chứng từ đã được cơ quan hải quan xác nhận cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không.
...
Như vậy, khi hàng hóa đưa vào kho hàng không thì người khi hải quan có trách nhiệm:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng:
+ Cung cấp thông tin của lô hàng cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không bao gồm:
++Số tờ khai hải quan xuất khẩu;
++Số quản lý hàng hóa xuất khẩu.
+ Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì:
++ Xuất trình chứng từ liên quan và giải trình với cơ quan hải quan; hoặc
++ Xuất trình hàng hóa để kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan hải quan.
- Đối với hàng hóa vận chuyển :
+ Chuyển cửa khẩu;
+ Hàng hóa xuất khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ:
Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng cạn, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính;
Thì phải cung cấp thông tin (số tờ khai vận chuyển độc lập hoặc Biên bản bàn giao và số quản lý hàng hóa xuất khẩu) của lô hàng cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51b và khoản 3 Điều 51c Thông tư 39/2018/TT-BTC;
- Trường hợp đưa hàng hóa vào kho hàng không trên cơ sở văn bản của cơ quan có thẩm quyền (hàng hóa không phải khai hải quan theo quy định, quyết định sai áp của cơ quan Công an, Tòa án…):
Cung cấp thông tin về số chứng từ đã được cơ quan hải quan xác nhận cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không.
Có bao nhiêu phương thức giám sát hải quan là bao lâu?
Tại Điều 38 Luật Hải quan 2014 có quy định đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan như sau:
Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan
1. Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
a) Niêm phong hải quan;
b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
3. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
4. Thời gian giám sát hải quan:
a) Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
c) Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;
d) Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này.
Như vậy, có 03 phương thức giám sát hải quan bao gồm:
- Niêm phong hải quan;
- Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
- Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?