Trong năm 2023, tỷ số giới tính khi sinh ra phải đạt 112 bé trai/100 bé gái?

Cho tôi hỏi trong năm 2023, tỷ số giới tính khi sinh ra phải đạt bao nhiêu bé trai/bé gái? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị.

Trong năm 2023, tỷ số giới tính khi sinh ra phải đạt 112 bé trai/100 bé gái?

Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã ban hành Công văn 207/TCDS-KHTC năm 2023 về định hướng thực hiện công tác dân số năm 2023.

Theo đó, chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2023 cần phải đạt được là:

- Tuổi thọ trung bình (tính từ lúc sinh): 73,8 tuổi;

- Tỷ số giới tính khi sinh: 111,2 số bé trai/100 bé gái sinh ra sống;

- Tổng tỷ suất sinh: 2,1 con/phụ nữ.

- Giảm tỷ số giới tính khi sinh (-SRB): -0,2 điểm phần trăm so với năm 2022;

- Điều chỉnh mức sinh (+/-CBR): + 0,1 ‰ so với năm 2022;

- Tổng số người mới sử dụng BPTT hiện đại trong năm: 5.113.387 người;

- Giảm số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn: 15% so năm 2022;

- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh): 60%;

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh): 55%;

- Tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn: 8% so với năm 2022;

- Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm: 11% so với năm 2022.

Trong năm 2023, tỷ số giới tính khi sinh ra phải đạt 112 bé trai/100 bé gái?

Trong năm 2023, tỷ số giới tính khi sinh ra phải đạt 112 bé trai/100 bé gái? (Hình từ Internet)

Tỉnh nào có tỷ số giới tính khi sinh giữa bé trai và bé gái chênh lệch nhiều nhất?

Tại Danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng theo tỷ số giới tính khi sinh sử dụng để xây dựng Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2021 có quy định như sau:

Dân số

Theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2021, tỉnh Sơn La là tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh giữa bé trai và bé gái chênh lệch nhiều nhất với 118,2 bé trai/100 bé gái.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ số giới tính khi sinh giữa bé trai và bé gái là 106.4 bé trai/100 bé gái.

Xem chi tiết Danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng theo tỷ số giới tính khi sinh sử dụng để xây dựng Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025 tại đây: tải về

Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính như sau:

Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
5. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
b) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.

Tại Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo đó, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.

Trân trọng!

Công tác dân số
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công tác dân số
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến trong lĩnh vực công tác dân tộc theo Thông tư 01?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng hành động quốc gia về Dân số là tháng mấy? Tổ chức Tháng hành động quốc gia về Dân số nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong năm 2023, tỷ số giới tính khi sinh ra phải đạt 112 bé trai/100 bé gái?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh nào được áp dụng chính sách khen thưởng, hỗ trợ với phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi?
Hỏi đáp pháp luật
Những đối tượng được khuyến khích, hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật khi thực hiện tốt công tác dân số?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công tác dân số
Huỳnh Minh Hân
16,605 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào