Có bắt buộc phải có mặt Kiểm sát viên khi xét xử sơ thẩm vụ án dân sự? Kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân cấp nào có thể tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
Có bắt buộc phải có mặt Kiểm sát viên khi xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
Tại Điều 232 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về sự có mặt của Kiểm sát viên khi xét xử sơ thẩm vụ án dân sự như sau:
Sự có mặt của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa; nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa.
2. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa xét xử, nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết thì người này được tham gia phiên tòa xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu.
Theo đó, kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa.
Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa. Chính vì vậy, không bắt buộc phải có mặt của Viện Kiểm sát khi xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.
Có bắt buộc phải có mặt Kiểm sát viên khi xét xử sơ thẩm vụ án dân sự? Kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân cấp nào có thể tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự? (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân cấp nào có thể tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
Tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về thẩm quyền tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
...
Tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Theo đó, thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án dân sự sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Theo quy định, Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.
Chính vì vậy, Kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự là gì?
Tại Điều 58 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự. Cụ thể:
Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.
- Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự.
- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định.
- Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc theo quy định.
- Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.
- Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định.
- Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.
- Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?