Bảo hiểm nhân thọ là gì? Trường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ?
Bảo hiểm nhân thọ là gì?
Theo khoản 13 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về khái niệm bảo hiểm nhân thọ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
13. Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhằm bảo vệ con người trước những rủi ro về sức khỏe, thân thể và tính mạng.
Theo khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về hợp đồng bảo hiểm như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
.....
16. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm sẽ phải đóng phí bảo hiểm, bên bán bảo hiểm sẽ phải trả tiền bảo hiểm cho người hưởng thụ hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm.
Bảo hiểm nhân thọ là gì? Trường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ?
Theo Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
1. Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí;
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm quy định tại Điều 23 của Luật này;
3. Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;
4. Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 Điều 92 của Luật này.
Theo đó, bên mua bảo hiểm nhân thọ hoặc bên bán bảo hiểm nhân thọ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm thuộc một trong 4 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm quy định tại điều 23 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022.
Trường hợp 3: Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 3 điều 55 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022.
Trường hợp 4: Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 điều 92 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022.
Xử lý hậu quả đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như thế nào?
Điều 27 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm như sau:
- Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm do Bên mua bảo hiểm nhân thọ không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm nhân thọ theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí:
+ Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bên bán bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng;
+ Bảo hiểm và có quyền khấu trừ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm do bên bán bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm nhân thọ không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm; Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm:
+ Bên bán bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
+ Bên bán bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ do bên mua bảo hiểm nhân thọ không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm:
+ Bên mua bảo hiểm được nhận lại giá trị hoàn lại hoặc phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm phù hợp với từng sản phẩm bảo hiểm.
+ Trường hợp giá trị tài sản thấp hơn so với dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao, số tiền bên mua bảo hiểm nhận lại được tính toán trên cơ sở tỷ lệ giữa giá trị tài sản và dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?