10 loại hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi sử dụng với khách hàng?
- 10 loại hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi sử dụng với khách hàng?
- Trường hợp nào điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực?
- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được tự hủy bỏ hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không?
10 loại hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi sử dụng với khách hàng?
Theo đó, tại Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung ban hành kèm theo Quyết định 02/2012/QĐ-TTg được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 35/2015/QĐ-TTg, Quyết định 38/2018/QĐ-TTg và Quyết định 25/2019/QĐ-TTg có quy định 10 loại hàng hóa, dịch vụ như sau:
(1) Cung cấp điện sinh hoạt;
(2) Cung cấp nước sinh hoạt;
(3) Truyền hình trả tiền;
(4) Dịch vụ điện thoại cố định mặt đất
(5) Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả sau),
(6) Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả trước)
(7) Dịch vụ truy nhập internet;
(8) Vận chuyển hành khách đường hàng không;
(9) Vận chuyển hành khách đường sắt;
(10) Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp.
10 loại hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi sử dụng với khách hàng? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực?
Tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có quy định điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực trong 09 trường hợp như sau:
- Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
- Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ;
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau;
- Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba;
- Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình;
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý.
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được tự hủy bỏ hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không?
Tại Điều 19 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có quy định kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung như sau:
Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được tự mình hủy bỏ hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ ngày 14/11/2024?
- 24 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Nghỉ hằng năm NLĐ được ứng bao nhiêu phần trăm tiền lương?
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể trong trường hợp nào từ 20/11/2024?
- Mẫu biên bản họp chi bộ thường kỳ thông dụng, phổ biến nhất 2024?
- Dự án có thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tạm dừng thu trong các trường hợp nào?