ĐMC là gì? Đối tượng nào cần thực hiện đánh giá môi trường chiến lược?
ĐMC là gì?
ĐMC là cách gọi thông dụng trên thực tế đối với công tác đánh giá môi trường chiến lược
Tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về việc đánh giá môi trường chiến lược. Cụ thể:
Đánh giá môi trường chiến lược là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch.
ĐMC là gì? Đối tượng nào cần thực hiện đánh giá môi trường chiến lược? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào cần thực hiện đánh giá môi trường chiến lược?
Tại Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về những đối tượng cần thực hiện đánh giá môi trường chiến lược như sau:
Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
1. Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia.
2. Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
4. Việc điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, những đối tượng sau đây sẽ phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược như sau:
- Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia.
- Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
- Việc điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch đối với:
+ Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
+ Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
Đánh giá môi trường chiến lược bao gồm những nội dung nào?
Tại Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về nội dung đánh giá môi trường chiến lược. Cụ thể:
Đối với nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược, nội dung đánh giá sẽ bao gồm các nội dung:
- Đánh giá sự phù hợp của chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường trong chiến lược với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
- Đề xuất phương án điều chỉnh, hoàn thiện nội dung của chiến lược để bảo đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Đối với nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch sẽ bao gồm các nội dung như:
- Các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường;
- Phạm vi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
- Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên có khả năng bị tác động bởi quy hoạch;
- Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đã áp dụng;
- So sánh, đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường, chiến lược, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
- Kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực của quy hoạch;
- Tác động của biến đổi khí hậu;
- Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính;
- Định hướng bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch;
- Kết quả tham vấn các bên có liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
- Vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường (nếu có), kiến nghị phương hướng và giải pháp khắc phục.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?