Việc nhận và cho tinh trùng như thế nào là đúng luật? Người cho tinh trùng có trách nhiệm pháp lý gì đối với đứa bé?
Cần lưu ý những điều gì khi cho tinh trùng?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn như sau:
Quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn
1. Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.
2. Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng.
4. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.
Như vậy, về việc cho tinh trùng cần lưu ý những điều sau:
Đối với người cho tinh trùng:
- Đảm bảo điều kiện về sức khỏe theo quy định của pháp luật về việc cho tinh trùng;
- Việc cho tinh trùng dựa trên tinh thần tự nguyện;
- Chỉ thực hiện tại cơ sở khám, chữa bệnh được cho phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Đối với cơ sở thực hiện:
- Bảo mật thông tin của người cho tinh trùng;
- Tinh trùng phải được sử dụng và xử lý theo đúng quy định pháp luật
Việc nhận và cho tinh trùng như thế nào là đúng luật? Người cho tinh trùng có trách nhiệm pháp lý gì đối với đứa bé? (Hình từ Internet)
Cần lưu ý những điều gì khi nhận tinh trùng?
Căn cứ tại khoản 1, 4 Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về việc nhận tinh trùng như sau:
Quy định về việc nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi
1. Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.
...
4. Người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi.
Như vậy, về việc nhận tinh trùng cần phải lưu ý những điều kiện sau:
Đối với người nhận tình trùng:
- Là người vợ trong cặp vợ chồng bị hiếm muộn mà nguyên nhân là ở người chồng;
- Là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và đủ điều kiện sức khỏe để sinh con.
Đối với cơ sở thực hiện:
- Bảo mật thông tin người nhận tinh trùng.
Người cho tinh trùng có trách nhiệm pháp lý gì đối với đứa bé?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như sau:
Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản:
...
3. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra
...
Đồng thời, căn cứ tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ, con như sau:
Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
...
Như vậy, người cho tinh trùng và đứa bé được sinh ra sẽ không phát sinh bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Đứa bé được sinh ra là con chung của cặp vợ chồng có người vợ mang thai nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?