Các chủ thể tham gia trong hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán bao gồm những ai?
Các chủ thể tham gia hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán bao gồm những ai?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 95/2020/TT-BTC thì các chủ thể tham gia hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán bao gồm;
- Các chủ thể giám sát gồm:
+ Ủy ban chứng khoán Nhà nước,
+ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
+ Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam,
+ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
+ Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
- Đối tượng giám sát gồm:
+ Tổ chức phát hành,
+ Thành viên giao dịch,
+ Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,
+ Quỹ đầu tư chứng khoán,
+ Công ty đầu tư chứng khoán,
+ Sở giao dịch chứng khoán,
+ Trung tâm lưu ký chứng khoán, Nhà đầu tư, Ngân hàng giám sát, Tổ chức khác.
- Tổ chức phát hành: Công ty niêm yết, Công ty đại chúng, Công ty chưa đại chúng,….
Các chủ thể tham gia trong hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán bao gồm những ai? (Hình từ Internet).
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước giám sát những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 95/2020/TT-BTC về nội dung giám sát của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước như sau:
Nội dung giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Nội dung giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bao gồm:
1. Trên cơ sở báo cáo của các thành viên giao dịch, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, kết quả giám sát tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các nguồn thông tin khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiến hành phân tích, làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với giao dịch nghi vấn để có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định.
2. Giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con trong việc tổ chức và giám sát giao dịch chứng khoán tại từng khu vực thị trường được giao quản lý, vận hành theo quy định tại Mục 2 Chương này.
3. Giám sát hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong việc quản lý giới hạn vị thế áp dụng trên thị trường chứng khoán phái sinh, giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc việc nộp ký quỹ yêu cầu theo quy định tại Mục 3 Chương này.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, thành viên giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phân tích làm rõ các giao dịch có khả năng tác động đến thị trường chứng khoán, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, đảm bảo tính ổn định của thị trường.
5. Giám sát việc cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán của các đối tượng quy định tại điểm b, c, d, đ, g, h khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
Đối với từng đối tượng giám sát, Ủy ban chứng khoán Nhà nước sẽ giám sát theo từng nội dung khác nhau:
- Uỷ ban chứng khoán Nhà nước giám sát Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con trong việc tổ chức và giám sát giao dịch chứng khoán tại từng khu vực thị trường được giao quản lý, vận hành.
- Uỷ ban chứng khoán Nhà nước giám sát hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam trong việc quản lý giới hạn vị thế áp dụng trên thị trường chứng khoán phái sinh, giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc việc nộp ký quỹ yêu cầu.
- Giám sát việc cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán của các đối tượng gồm: Thành viên giao dịch, Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, Nhà đầu tư, Ngân hàng giám sát.
- Ngoài ra, Ủy ban chứng khoán Nhà nước còn giám sát giao dịch mua lại cổ phiếu của chính mình, giao dịch chào mua công khai và các giao dịch khác của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch
Hoạt động giám sát của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước được thể hiện qua các phương thức nào?
Theo Điều 6 Thông tư 95/2020/TT-BTC, Uỷ ban chứng khoán sẽ giám sát giao dịch chứng khoán thông qua các phương thức:
Thứ nhất, thông qua báo cáo gồm:
- Báo cáo giám sát của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, thành viên giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Báo cáo của các tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch.
- Báo cáo, thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Thứ hai, các nguồn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tin đồn liên quan đến giao dịch chứng khoán.
Thứ ba, các nguồn thông tin khác.
Căn cứ vào các báo cáo được nhận, Ủy ban chứng khoán Nhà nước phân tích, làm rõ các giao dịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước sẽ kiểm tra bất thường các đối tượng giám sát thông qua các nghi vấn được phát hiện theo các báo cáo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Mẫu giấy mời tham dự ngày truyền thống của Cựu chiến binh mới nhất 2024?
- Mẫu Báo cáo tổng kết chi đoàn mới nhất 2024?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?