Trong trường hợp nào người ra quyết định thanh tra ra quyết định thu hồi tài sản mà không phải đợi kết luận thanh tra?
- Quyết định tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ những thông tin gì?
- Người ra quyết định thanh tra yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra như thế nào?
- Trong trường hợp nào người ra quyết định thanh tra ra quyết định thu hồi tài sản mà không phải đợi kết luận thanh tra?
Quyết định tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ những thông tin gì?
Tại Điều 89 Luật Thanh tra 2022 có quy định về tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề như sau:
Tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
1. Trong quá trình thanh tra, khi phát hiện việc sử dụng trái pháp luật tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà cần phải ngăn chặn ngay hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra hoặc người có thẩm quyền quyết định tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2. Quyết định tạm giữ phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, thời gian tạm giữ, trách nhiệm của người ra quyết định tạm giữ, nghĩa vụ của đối tượng có tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Việc tạm giữ phải được lập thành biên bản.
3. Việc bảo quản, trông giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, quyết định tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ những thông tin như sau:
- Tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ;
- Thời gian tạm giữ;
- trách nhiệm của người ra quyết định tạm giữ;
- Nghĩa vụ của đối tượng có tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
Trong trường hợp nào người ra quyết định thanh tra ra quyết định thu hồi tài sản mà không phải đợi kết luận thanh tra? (Hình từ Internet)
Người ra quyết định thanh tra yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra như thế nào?
Tại Điều 90 Luật Thanh tra 2022 có quy định yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra như sau:
- Khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định tạm giữ tài sản, quyết định thu hồi tài sản của người có thẩm quyền thì người ra quyết định thanh tra yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản để phục vụ việc thanh tra.
- Trong quá trình thanh tra, khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản thì Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản để phục vụ việc thanh tra.
- Việc yêu cầu phong tỏa tài khoản phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ mục đích phong tỏa, đối tượng có tài khoản bị phong tỏa, thời điểm, thời gian phong tỏa, trách nhiệm thực hiện của tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tín dụng nơi có tài khoản của đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ và báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu phong tỏa tài khoản.
Trong trường hợp nào người ra quyết định thanh tra ra quyết định thu hồi tài sản mà không phải đợi kết luận thanh tra?
Tại khoản 1 Điều 91 Luật Thanh tra 2022 có quy định thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra như sau:
Thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra
1. Người ra quyết định thanh tra ra quyết định thu hồi tài sản khi đối tượng thanh tra có hành vi chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc làm thất thoát tài sản của Nhà nước mà không phải đợi kết luận thanh tra, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Quyết định thu hồi tài sản phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ tài sản phải thu hồi, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, thời gian thực hiện, trách nhiệm của đối tượng có tài sản bị thu hồi. Đối tượng có tài sản bị thu hồi phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thu hồi.
Người ra quyết định thu hồi tài sản có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định thu hồi đó.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người ra quyết định thanh tra ra quyết định thu hồi tài sản mà không phải đợi kết luận thanh tra trong trường hợp đối tượng thanh tra có hành vi chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc làm thất thoát tài sản của Nhà nước.
Lưu ý: Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?