Có phải mọi văn bản do Chủ tịch nước ban hành đều là văn bản quy phạm pháp luật?
Chủ tịch nước là ai?
Căn cứ theo Hiến pháp 2013 quy định về Chủ tịch nước cụ thể như sau:
- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tích nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là Võ Văn Thưởng.
- Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
- Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
- Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Có phải mọi văn bản do Chủ tịch nước ban hành đều là văn bản quy phạm pháp luật? (Hình từ Internet).
Có phải mọi văn bản do Chủ tịch nước ban hành đều là văn bản pháp luật?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020, quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cụ thể như sau:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Căn cứ theo Điều 91 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 91.
Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Căn cứ theo Điều 17 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để quy định:
1. Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được.
2. Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
Căn cứ theo các quy định trên, Chủ tịch nước ban hành 2 loại văn bản quy phạm pháp luật là lệnh và quyết định.
- Lệnh là văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành. Chủ tịch nước ban hành Lệnh tổng động viên, lệnh để công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Quyết định là hình thức văn bản của Chủ tịch nước, bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Quyết định được dùng để ban hành các biện pháp, thể chế, các quy định cụ thể nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Như vậy, không phải tất các văn bản do Chủ tịch nước ban hành đều là văn bản quy phạm pháp luật.
Trình tự thủ tục xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước như thế nào?
Căn cứ theo Điều 81 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước như sau:
Bước 1: Chủ tịch nước tự mình hoặc theo đề nghị của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định cơ quan soạn thảo dự thảo lệnh, quyết định.
Bước 2: Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức soạn thảo lệnh, quyết định.
Chủ tịch nước có thể yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo thảo luận về những vấn đề quan trọng của dự thảo lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Bước 3: Tùy theo nội dung của dự thảo lệnh, quyết định, Chủ tịch nước quyết định việc đăng tải toàn văn trên cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo. Việc đăng tải dự thảo lệnh, quyết định phải bảo đảm thời gian ít nhất là 60 ngày, trừ trường hợp văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
Bước 4: Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để chỉnh lý dự thảo lệnh, quyết định và báo cáo Chủ tịch nước.
Bước 5: Chủ tịch nước xem xét, ký ban hành lệnh, quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 nêu: “Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành ....' gì?