Cách xếp loại đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất 2023?
Cách xếp loại đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất 2023?
Tại Điều 10 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định về quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
Bước 2: Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
Bước 3: Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
Xếp loại kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cụ thể như sau:
Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt:
- Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên;
- Tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí đạt mức tốt bao gồm:
+ Tiêu chí: Phát triển chuyên môn bản thân;
+ Tiêu chí: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
+ Tiêu chí: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
+ Tiêu chí: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
+ Tiêu chí: Tư vấn và hỗ trợ học sinh.
Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá:
- Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
- Tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí đạt mức khá trở lên gồm:
+ Tiêu chí: Phát triển chuyên môn bản thân;
+ Tiêu chí: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
+ Tiêu chí: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
+ Tiêu chí: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
+ Tiêu chí: Tư vấn và hỗ trợ học sinh.
Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Cách xếp loại đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất 2023? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện bao nhiêu lần trong năm?
Tại Điều 11 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định về chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:
Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
3. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
Như vậy, việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện 1 lần trong 01 năm vào cuối năm học.
Việc tổ chức đánh giá giáo viên của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông được tiến hành 02 năm 1 lần vào cuối năm học.
Tuy nhiên, đối với trường hợp đặc biệt, nhà trường có thể rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên và phải sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên.
Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Tại Điều 12 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán như sau:
- Là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cùng cấp học cho tới thời điểm xét chọn;
- Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí phát triển chuyên môn, nghiệp vụ phải đạt mức tốt;
- Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;
- Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Lưu ý: Trường hợp cơ sở giáo dục phổ thông có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn dựa trên các tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo;
- Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt;
- Được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục;
- Có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?