Người vi phạm không ký biên bản vi phạm giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ hay không?
Người vi phạm không ký biên bản vi phạm giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ hay không?
Căn cứ theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 tội chống người thi hành công vụ như sau:
Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Để cấu thành tội chống người thi hành công vụ thì người phạm tội phải có một trong các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ.
Do đo, việc chỉ không ký vào biên bản vi phạm giao thông thì chưa được xem là hành vi chống người thi hành công vụ nếu người này không sử dụng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác.
Như vậy, đối với trường hợp này thì người vi phạm không ký biên bản vi phạm giao thông không đủ yếu tố cấu thành để bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người vi phạm không ký biên bản vi phạm giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Biên bản vi phạm giao thông có hiệu lực tối đa bao lâu? (Hình từ Internet)
Biên bản vi phạm giao thông có hiệu lực tối đa bao lâu?
Theo Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
c) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Biên bản vi phạm giao thông do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt:
- Vi phạm hành chính trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với những vụ việc không có tình tiết phức tạp.
- Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Như vậy, theo quy định nêu trên thời hạn có hiệu lực của biên bản vi phạm giao thông sẽ thường là 7 ngày, tối đa là 30 ngày đối với những vụ việc có tình tiết phức tạp và tối đa 60 ngày đối với những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng.
Trường hợp nào xử phạt vi phạm giao thông không lập biên bản?
Căn cứ theo Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cụ thể về các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Như vậy, trường hợp xử phạt vi phạm giao thông không lập biên bản khi xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Lưu ý: Khi sử phát hiện vi phạm nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì trong mọi trường hợp đều bắt buộc phải lập biên bản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?