Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, bị cáo được đặt câu hỏi với những ai?
Trình tự xét hỏi trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như thế nào?
Căn cứ tại Điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về trình tự xét hỏi như sau:
Trình tự xét hỏi
1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.
2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.
3. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.
Như vậy, trình tự xét hỏi trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được quy định như sau:
- Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.
- Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
- Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
- Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.
- Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, bị cáo được đặt câu hỏi với những ai? (Hình từ Internet)
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, bị cáo được đặt câu hỏi với những ai?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 309 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc hỏi bị cáo như sau:
Hỏi bị cáo
..
3. Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.
Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
Theo Điều 310 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ như sau:
Hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ
...
Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
Theo khoản 2 Điều 311 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc hỏi người làm chứng như sau:
Hỏi người làm chứng
...
2. Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể hỏi thêm người làm chứng.
Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi người làm chứng về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì bị cáo có thể đặt câu hỏi với bị cáo khác; hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của bị hại, đương sự và người làm chứng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm. Bị cáo được hỏi khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý và chỉ được hỏi về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên không được công bố tại phiên tòa xét xử sơ thẩm những lời khai nào trong giai đoạn điều tra, truy tố?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố như sau:
Công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố
1. Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên không được công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố.
2. Chỉ được công bố những lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;
b) Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa hoặc không nhớ những lời khai của mình trong giai đoạn điều tra, truy tố;
c) Người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;
d) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.
3. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu của người tham gia tố tụng hoặc tự xét thấy cần thiết thì Hội đồng xét xử không công bố tài liệu có trong hồ sơ vụ án.
Theo đó, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên không được công bố lời khai của người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Tuy nhiên, được công bố tại phiên tòa khi những lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố khi thuộc một trong các trường hợp:
- Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;
- Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa hoặc không nhớ những lời khai của mình trong giai đoạn điều tra, truy tố;
- Người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;
- Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?