Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu bao nhiêu %?

Xin hỏi: Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu bao nhiêu %?- Câu hỏi của chị Hà (Huế).

Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu bao nhiêu %?

Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN có quy định về nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp như sau:

Nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp
1. Tổ chức tín dụng được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với nội dung mua, bán trái phiếu doanh nghiệp ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
2. Việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phải ban hành quy định nội bộ về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức tín dụng mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền phải tuân thủ các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về góp vốn, mua cổ phần và các quy định của pháp luật có liên quan.
5. Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng trước thời điểm mua trái phiếu doanh nghiệp.

Như vậy, tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về:

- Phân loại tài sản có, mức trích;

- Phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng trước thời điểm mua trái phiếu doanh nghiệp.

Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu bao nhiêu %?

Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu bao nhiêu %? (Hình từ Internet)

Tổ chức tín dụng được mua trái phiếu doanh nghiệp trong trường hợp nào?

Tại khoản 6 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN có quy định về trường hợp tổ chức tín dụng được mua trái phiếu doanh nghiệp bao gồm:

- Trái phiếu doanh nghiệp đáp ứng điều kiện như:

+ Là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo đúng quy định của pháp luật.

+ Được phát hành bằng đồng Việt Nam.

+ Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán, chưa đến hạn thanh toán hết gốc và lãi và bên bán cam kết trái phiếu doanh nghiệp không có tranh chấp, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không trong tình trạng đang mua bán có kỳ hạn, chiết khấu, tái chiết khấu.

Trừ trường hợp tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để bán lần đầu.

- Mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp hợp pháp và phù hợp với phương án phát hành trái phiếu và/hoặc phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành được phê duyệt theo quy định của pháp luật;

- Doanh nghiệp phát hành cam kết mua lại trái phiếu trước hạn khi:

+ Doanh nghiệp phát hành thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu trong thời gian tổ chức tín dụng nắm giữ trái phiếu;

+ Doanh nghiệp phát hành vi phạm quy định pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp;

+ Doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án;

- Phương án khả thi và doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn;

- Doanh nghiệp phát hành không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng gần nhất trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp.

Tổ chức tín dụng quy định cụ thể các giới hạn mua loại trái phiếu nào của doanh nghiệp?

Tại Điều 8 Thông tư 16/2021/TT-NHNN có quy định giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp như sau:

Giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp
1. Tổng số dư mua trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể các giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành; trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành và người có liên quan phát hành; trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm; trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm; trái phiếu doanh nghiệp đầu tư sẵn sàng để bán; trái phiếu doanh nghiệp đầu tư giữ đến ngày đáo hạn; trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh.

Như vậy, tổ chức tín dụng quy định cụ thể các giới hạn mua loại trái phiếu doanh nghiệp bao gồm:

- Trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành;

- Trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành và người có liên quan phát hành;

- Trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm;

- Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm;

- Trái phiếu doanh nghiệp đầu tư sẵn sàng để bán;

- Trái phiếu doanh nghiệp đầu tư giữ đến ngày đáo hạn;

- Trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh.

Trân trọng!

Tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức tín dụng
Hỏi đáp Pháp luật
Sacombank là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng Sacombank ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
MB là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng MB ở tỉnh thành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng LPBank là ngân hàng gì? Hoạt động ngân hàng của ngân hàng LPBank gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
VDB là ngân hàng gì? Trụ sở chính Ngân hàng Phát triển Việt Nam đặt ở tỉnh thành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành lang bảo vệ kho tiền là gì? Hành lang bảo vệ kho tiền của tổ chức tín dụng có cửa riêng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ làm việc ngân hàng Vietcombank năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ làm việc Ngân hàng MB làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ?
Hỏi đáp Pháp luật
Gian kho kho tiền của tổ chức tín dụng được chia như thế nào? Tổ chức tín dụng làm dịch vụ bảo quản tài sản phải sử dụng gian kho có cửa riêng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét kiểm soát đặc biệt khi có tỷ lệ an toàn vốn là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức tín dụng
Lương Thị Tâm Như
4,285 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào