Xem xét xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia trong trường hợp nào?

Cho anh hỏi các trường hợp nào được xem xét xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia? Câu hỏi của anh Vũ (Hưng Yên)

Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập nhằm thực hiện mục đích gì?

Tại khoản 1 Điều 38 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có quy định Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập nhằm thực hiện mục đích

- Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ được khuyến khích chuyển giao;

- Thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

- Hỗ trợ ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, giải mã công nghệ;

- Hỗ trợ đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ việc chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ.

Nguồn xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia từ đâu?

Theo Điều 5 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN nguồn xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia bao gồm:

- Nguồn thu hồi từ bán nợ và xử lý tài sản bảo đảm.

- Nguồn từ dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính:

+ Quỹ sử dụng dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính để thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro:

++ Bán nợ (trong trường hợp giá bán thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ);

++ Xử lý tài sản bảo đảm (trong trường hợp số tiền thu về từ việc xử lý tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ);

++ Xóa nợ gốc;

+ Trường hợp sau khi sử dụng hết dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính nhưng không đủ bù đắp rủi ro, làm giảm vốn điều lệ Quỹ, Quỹ báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Nguồn để thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro khác được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Xem xét xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia trong trường hợp nào?

Tại Điều 6 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN có quy định về các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro như sau:

Các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro
1. Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.
2. Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (đối với chủ sở hữu là cá nhân) bị mất năng lực hành vi dân sự, bị chết, mất tích, không còn tài sản để trả nợ; doanh nghiệp đã dừng hoạt động, không còn tài sản và khả năng tài chính để trả nợ; doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác bao gồm cả việc gặp tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, thay đổi chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động thua lỗ, tình hình tài chính khó khăn, không có khả năng hoặc không trả được nợ (gốc, lãi).
3. Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Doanh nghiệp đã hoàn thành việc phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, doanh nghiệp được xem xét xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia khi thuộc vào các trường hợp sau:

- Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.

- Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (đối với chủ sở hữu là cá nhân) bị mất năng lực hành vi dân sự, bị chết, mất tích, không còn tài sản để trả nợ.

- Doanh nghiệp đã dừng hoạt động, không còn tài sản và khả năng tài chính để trả nợ; doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác bao gồm cả việc gặp tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, thay đổi chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động thua lỗ, tình hình tài chính khó khăn, không có khả năng hoặc không trả được nợ (gốc, lãi).

- Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ.

- Doanh nghiệp đã hoàn thành việc phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia?

Các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia? (Hình từ Internet)

Khi nào Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia phải tiến hành xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản trong hoạt động cho vay?

Tại Điều 7 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN có quy định về xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản như sau:

Xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản
1. Khi doanh nghiệp gặp rủi ro, Quỹ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các bên có liên quan gồm Quỹ, doanh nghiệp và các cơ quan có chức năng, thẩm quyền (nếu có) tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá về rủi ro và lập biên bản xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp.
2. Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp phải có xác nhận của các bên có liên quan quy định tại khoản 1 Điều này và cần phải có các nội dung cơ bản gồm mô tả về sự việc xảy ra, rủi ro xảy ra, nguyên nhân xảy ra rủi ro, mức thiệt hại về vốn và tài sản.
3. Mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp là giá trị quy đổi thành tiền về tài sản và vốn bị tổn thất thực tế tại thời điểm lập biên bản.
4. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều hành Quỹ được thuê các tổ chức, cá nhân có chức năng thẩm định để đánh giá mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp.

Như vậy, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia phải tiến hành xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp gặp rủi ro.

Thông tư 03/2023/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào