Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ là những ai?
Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ là những ai?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP có quy định về người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.
Như vậy, người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm:
- Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha;
- Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ;
- Anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.
Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ là những ai? (Hình từ Internet)
Người mang thai hộ được tư vấn những vấn đề tâm lý nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 10/2015/NĐ-CP có quy định về Nội dung tư vấn về tâm lý như sau:
Nội dung tư vấn về tâm lý
...
2. Người mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:
a) Tâm lý, tình cảm của người trong gia đình, bạn bè trong thời gian mang thai hộ;
b) Tâm lý trách nhiệm đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nếu để sảy thai;
c) Tác động tâm lý đối với con ruột của mình;
d) Cảm giác mất mát, mặc cảm sau khi trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai;
đ) Chỉ thực hiện mang thai hộ khi động lực chính là mong muốn giúp đỡ cho cặp vợ chồng nhờ mang thai, không vì mục đích lợi nhuận;
e) Các nội dung khác có liên quan.
Như vậy, người mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:
- Tâm lý, tình cảm của người trong gia đình, bạn bè trong thời gian mang thai hộ;
- Tâm lý trách nhiệm đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nếu để sảy thai;
- Tác động tâm lý đối với con ruột của mình;
- Cảm giác mất mát, mặc cảm sau khi trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai;
- Chỉ thực hiện mang thai hộ khi động lực chính là mong muốn giúp đỡ cho cặp vợ chồng nhờ mang thai, không vì mục đích lợi nhuận;
- Các nội dung khác có liên quan.
Người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
...
2. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
...
Và tại khoản 3 Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
...
3. Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
...
Theo đó, người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội, cụ thể:
- Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?