Doping trong bóng đá là gì? Người sử dụng doping trong bóng đá bị xử lý như thế nào?
Sử dụng Doping trong bóng đá có bị cấm hay không?
Doping là một chất cấm trong thể thao được quy định cụ thể theo Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao. Nó có tác dụng nâng cao thể lực khi thi đấu.
Căn cứ theo Điều 10 Luật Thể dục, Thể thao 2006 được sửa đổi, bổ sung bởi diểm b khoản 2 Điều 1 Luật Thể dục, Thể thao sửa đổi 2018 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao
1. Lợi dụng hoạt động thể dục, thể thao để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người. Hoạt động thể dục, thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao.
3. Gian lận trong hoạt động thể thao.
4. Bạo lực trong hoạt động thể thao.
5. Cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao.
7. Tổ chức đặt cược thể thao trái phép; đặt cược thể thao trái phép
Như vậy, trong bóng đá việc tiêu thụ doping có thể tăng sức chịu đựng hoặc sức mạnh cho các cầu thủ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao.
Người sử dụng doping trong bóng đá, họ sẽ có lợi thế trong hiệp phụ hoặc có thể tăng tốc độ chạy nước rút cho các trận đấu quan trọng.
Doping trong bóng đá là gì? Người sử dụng doping trong bóng đá bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Người sử dụng doping trong bóng đá có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Theo Điều 6 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao quy định về vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản.2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, các Điều 13,14,16, khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân.
Như vậy, người sử dụng doping trong bóng đá sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và sẽ bị đình chỉ tham gia các giải đấu cho đến khi hết hình phạt.
Ngoài ra, kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao cũng sẽ bị hủy bỏ.
Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu vận động viên phải kiểm tra doping?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành về thẩm quyền yêu cầu vận động viên kiểm tra doping như sau:
Thẩm quyền yêu cầu vận động viên kiểm tra doping
1. Tổng cục Thể dục thể thao yêu cầu kiểm tra doping đối với mọi vận động viên.
2. Ban tổ chức giải thi đấu thể thao yêu cầu kiểm tra doping đối với vận động viên tham gia giải đấu.
3. Ủy ban Olympic Việt Nam, Hiệp hội Paralympic Việt Nam, Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, đơn vị sử dụng vận động viên yêu cầu kiểm tra doping vận động viên thuộc quyền quản lý.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu vận động viên phải kiểm tra doping trước khi vào trận đấu bao gồm:
- Tổng cục Thể dục thể thao.
- Ban tổ chức giải thi đấu thể thao.
- Ủy ban Olympic Việt Nam.
- Hiệp hội Paralympic Việt Nam.
- Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính thức Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 Nhà nước của cán bộ công chức viên chức, người lao động từ ngày nào đến ngày nào?
- 1 ha đất bằng bao nhiêu m2? Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung nào?
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 - 02/12/2024)?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?