Con dâu có được quyền hưởng thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ chồng nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con?
Thừa kế theo pháp luật là gì?
Theo quy định Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp được áp dụng thừa kế theo pháp luật như sau:
- Không có di chúc.
- Di chúc không hợp pháp.
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Con dâu có được quyền hưởng thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ chồng nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con? (Hình từ Internet)
Con dâu có được quyền hưởng thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ chồng nếu có quan hệ chăm, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con?
Theo quy định Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật.
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo quy định Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng mẹ kế.
Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.
Như vậy, chỉ có con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì phát sinh quan hệ thừa kế theo pháp luật và được thừa kế di sản của nhau.
Do đó, con dâu không được quyền hưởng thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ chồng nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con.
Khi nào con dâu được hưởng thừa kế theo pháp luật của cha mẹ chồng?
Theo quy định Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ và cha đẻ, mẹ đẻ.
Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về điều kiện kết hôn.
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Theo quy định về khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về những hành vi bị cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình.
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
.....
Trường hợp con dâu là con nuôi hợp pháp của cha mẹ chồng và kết hôn với con ruột của họ, cả hai đều đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn thì việc kết hôn giữa con nuôi và con ruột vẫn hợp pháp theo quy định pháp luật.
Lúc này giữa con dâu và cha chồng, mẹ chồng cũng có mối quan hệ con nuôi với cha nuôi, mẹ nuôi. Chính vì thế, con dâu sẽ được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật quy định dựa trên quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?