Mức thù lao của Hòa giải viên năm 2023 là bao nhiêu? Hòa giải viên tại Tòa án thực hiện hòa giải, đối thoại những vụ việc nào?
Hòa giải viên tại Tòa án thực hiện hòa giải, đối thoại những vụ việc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định về Hòa giải viên tại Tòa án như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hòa giải viên tại Tòa án (sau đây gọi là Hòa giải viên) là người có đủ điều kiện, được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để tiến hành hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) và đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này.
...
Theo đó, Hòa giải viên tại Tòa án là người có đủ điều kiện, được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm.
Hòa giải viên tiến hành hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và đối thoại khiếu kiện hành chính.
Mức thù lao của Hòa giải viên năm 2023 là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 16/2021/NĐ-CP có quy định về thù lao hòa giải viên như sau:
Thù lao Hòa giải viên
1. Hòa giải viên được trả thù lao theo từng vụ việc sau khi đã tiến hành phiên hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
2. Mức thù lao của Hòa giải viên:
a) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 1.000.000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 1.500.000 đồng/01 vụ việc;
b) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 6 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 500.000 đồng/01 vụ việc đến dưới 1.000.000 đồng/01 vụ việc;
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án nhân dân chi trả mức thù lao cụ thể tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định này căn cứ vào số lượng phiên hòa giải, đối thoại và tính chất phức tạp của vụ việc hòa giải, đối thoại.
c) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao 500.000/01 vụ việc.
3. Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại chi trả thù lao cho Hòa giải viên sau khi đã tiến hành hòa giải, đối thoại và chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Căn cứ tại Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định về chấm dứt hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Chấm dứt hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Việc hòa giải, đối thoại chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Hòa giải thành, đối thoại thành;
2. Các bên không đạt được thỏa thuận, thống nhất về toàn bộ nội dung vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính hoặc chỉ thỏa thuận, thống nhất được một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính nhưng phần đó có liên quan đến những phần khác của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;
3. Một bên hoặc các bên không đồng ý tiếp tục hòa giải, đối thoại hoặc vắng mặt sau 02 lần được thông báo hợp lệ về việc hòa giải, đối thoại;
4. Trong quá trình hòa giải, đối thoại phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này;
5. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp Khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính trong quá trình hòa giải, đối thoại;
6. Người nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu rút đơn khởi kiện; đơn yêu cầu.
Hòa giải viên được trả thù lao theo từng vụ việc sau khi đã tiến hành phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại chi trả thù lao cho Hòa giải viên sau khi đã tiến hành hòa giải, đối thoại.
Như vậy, theo quy định trên, mức thù lao của Hòa giải viên khi vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án là từ 1.000.000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 1.500.000 đồng/01 vụ việc. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án nhân dân chi trả mức thù lao cụ thể.
Mức thù lao của Hòa giải viên đối với vụ việc mà người nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu rút đơn khởi kiện; đơn yêu cầu là từ 500.000 đồng/01 vụ việc đến dưới 1.000.000 đồng/01 vụ việc. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án nhân dân chi trả mức thù lao cụ thể.
Mức thù lao của Hòa giải viên đối với vụ việc sau thì Hòa giải viên được hưởng mức thù lao 500.000/01 vụ việc:
- Các bên không đạt được thỏa thuận, thống nhất về toàn bộ nội dung hoặc chỉ thỏa thuận, thống nhất được một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính nhưng phần đó có liên quan đến những phần khác của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;
- Một bên hoặc các bên không đồng ý tiếp tục hòa giải, đối thoại hoặc vắng mặt sau 02 lần được thông báo hợp lệ về việc hòa giải, đối thoại;
- Trong quá trình hòa giải, đối thoại phát hiện vụ việc thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
- Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp Khẩn cấp tạm thời trong quá trình hòa giải, đối thoại.
Mức thù lao của Hòa giải viên năm 2023 là bao nhiêu? Hòa giải viên tại Tòa án thực hiện hòa giải, đối thoại những vụ việc nào? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của Hòa giải viên khi thực hiện hòa giải, đối thoại tại Tòa án?
Căn cứ tại Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định về quyền và nghĩa vụ của Hòa giải viên cụ thể như sau:
- Hòa giải viên có các quyền sau đây:
+ Tiến hành hòa giải vụ việc dân sự, đối thoại khiếu kiện hành chính
+ Yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp, khiếu kiện; các thông tin, tài liệu liên quan khác càn thiết cho việc hòa giải, đối thoại
+ Xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện trước khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo yêu cầu của một trong các bên;
+ Mời người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại; tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện;
+ Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp
+ Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, trừ trường hợp các bên đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật
+ Từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
+ Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại
+ Được cấp thẻ Hòa giải viên;
+ Được hưởng thù lao theo quy định của Chính phủ;
+ Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- Hòa giải viên có các nghĩa vụ sau đây:
+ Tiến hành hòa giải, đối thoại theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này;
+ Tuân thủ pháp luật, độc lập, vô tư, khách quan;
+ Bảo đảm bí mật thông tin theo quy định của Luật này;
+ Không ép buộc các bên hòa giải, đối thoại trái với ý chí của họ;
+ Không được nhận tiền, lợi ích từ các bên;
+ Từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại
+ Tôn trọng sự thỏa thuận, thống nhất của các bên, nếu nội dung thỏa thuận, thống nhất đó không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
+ Từ chối tham gia tố tụng với tư cách là người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đối với vụ việc mà mình đã tiến hành hòa giải, đối thoại nhưng không thành và được chuyển cho Tòa án giải quyết theo trình tự tố tụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?