Có những chính sách hỗ trợ hộ gia đình sản xuất sản phẩm hữu cơ nào?
Có những chính sách hỗ trợ hộ gia đình sản xuất sản phẩm hữu cơ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 109/2018/NĐ-CP có quy định về một số chính sách đặc thù hỗ trợ hộ gia đình sản xuất sản phẩm hữu cơ như sau:
Một số chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ
1. Nội dung, định mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 100% kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ: Điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí do cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hỗ trợ một lần 100% chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ do Tổ chức chứng nhận cấp (cấp lần đầu hoặc cấp lại);
c) Hỗ trợ đào tạo, tập huấn sản xuất hữu cơ: định mức hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ về khuyến nông;
d) Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ theo TCVN: định mức hỗ trợ chi phí giống kháng sâu bệnh, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học đối với mô hình trồng trọt; chi phí giống, thức ăn hữu cơ, thuốc thú y được phép sử dụng đối với mô hình chăn nuôi, thủy sản và chi phí nhân rộng mô hình theo quy định của Chính phủ về khuyến nông.
...
Theo đó, một số chính sách hỗ trợ hộ gia đình sản xuất sản phẩm hữu cơ bao gồm:
- Hỗ trợ 100% kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ gồm:
+ Điều tra cơ bản
+ Khảo sát địa hình
+ Phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí do cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Hỗ trợ một lần 100% chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ do Tổ chức chứng nhận cấp (cấp lần đầu hoặc cấp lại)
- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn sản xuất hữu cơ: định mức hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ về khuyến nông
- Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ theo TCVN, định mức hỗ trợ chi phí sau theo quy định của Chính phủ về khuyến nông:
+ Hỗ trợ chi phí giống kháng sâu bệnh, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học đối với mô hình trồng trọt
+ Chi phí giống, thức ăn hữu cơ, thuốc thú y được phép sử dụng đối với mô hình chăn nuôi, thủy sản
+ Chi phí nhân rộng mô hình.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ đối với hộ gia đình bao gồm những gì?
Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 17 Nghị định 109/2018/NĐ-CP có quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục hỗ trợ một số chính sách đặc thù hỗ trợ hộ gia đình xuất sản phẩm hữu cơ như sau:
Một số chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ
...
4. Điều kiện, trình tự, thủ tục hỗ trợ:
...
b) Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này:
Doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ gửi văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ cho cơ quan chuyên môn được ủy quyền trên địa bàn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Y tế hoặc Sở Công Thương), kèm theo kết quả tự đánh giá nội bộ đạt yêu cầu TCVN về nông nghiệp hữu cơ và bản sao Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ được cấp lần đầu (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).
Cơ quan chuyên môn được ủy quyền trên địa bàn căn cứ văn bản đề nghị và kết quả tự đánh giá nội bộ của doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ lựa chọn tổ chức chứng nhận theo quy định của pháp luật về đấu thầu và cấp kinh phí chứng nhận cho tổ chức chứng nhận trúng thầu.
Như vậy, theo quy định trên, để hộ gia đình được hỗ trợ một lần 100% chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ thì cần chuẩn bị hồ sơ sau:
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Y tế hoặc Sở Công Thương trên địa bàn.
- Kết quả tự đánh giá nội bộ đạt yêu cầu TCVN về nông nghiệp hữu cơ
- Bản sao Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ được cấp lần đầu (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).
Một số chính sách hỗ trợ hộ gia đình sản xuất sản phẩm hữu cơ là gì? (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ hộ gia đình sản xuất sản phẩm hữu cơ lấy từ đâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 109/2018/NĐ-CP có quy định về nguồn kinh phí thực hiện như sau:
Một số chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ
...
2. Nguồn kinh phí thực hiện:
a) Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành;
b) Lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác đang triển khai thực hiện;
c) Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ hộ gia đình sản xuất sản phẩm hữu cơ bao gồm:
- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành;
- Lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác đang triển khai thực hiện;
- Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Bảng lương của Thống kê viên hiện nay là bao nhiêu?
- Việc xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?