Phạm nhân vi phạm khi đang chấp hành hình phạt tù nhưng có ăn năn thì được xem là tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật không?
Phạm nhân vi phạm khi đang chấp hành hình phạt tù thì bị xử lý kỷ luật theo các hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự quy định về xử lý phạm nhân vi phạm như sau:
- Phạm nhân vi phạm đều phải xem xét, xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật.
Trong một vụ việc, nếu một phạm nhân có nhiều hành vi vi phạm, thì áp dụng chung bằng một hình thức kỷ luật
- Khi xử lý kỷ luật phạm nhân phải xem xét, đánh giá làm rõ tính chất, mức độ, hậu quả, động cơ, mục đích, nguyên nhân vi phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hình thức kỷ luật; mức độ ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, quyết tâm sửa chữa vi phạm, khắc phục hậu quả để xem xét, áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp.
- Trường hợp phạm nhân có nhiều tình tiết giảm nhẹ, ăn năn, hối cải, cam kết tích cực phấn đấu sửa chữa vi phạm hoặc lập công chuộc tội thì xem xét, xử lý kỷ luật có thể ở mức nhẹ hơn.
- Phạm nhân đang thi hành quyết định kỷ luật nếu có quyết định điều chuyển đến cơ sở giam giữ khác thì tiếp tục thi hành quyết định kỷ luật hoặc hủy bỏ quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản.
Cuối cùng, phạm nhân vi phạm khi đang chấp hành hình phạt tù thì tùy theo mức độ mà có thể bị khiển trách, cảnh cáo hoặc giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày.
Phạm nhân vi phạm khi đang chấp hành hình phạt tù nhưng có ăn năn thì được xem là tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật không? (Hình từ Internet)
Phạm nhân vi phạm khi đang chấp hành hình phạt tù nhưng có ăn năn thì được xem là tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật không?
Theo Điều 21 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật như sau:
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật
Phạm nhân vi phạm có một trong các tình tiết sau đây có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật:
1. Vi phạm lần đầu, gây hậu quả không lớn; khai báo thành khẩn, trung thực về vi phạm của mình và những phạm nhân khác; chủ động ngăn chặn hành vi vi phạm của phạm nhân khác; tích cực khắc phục hậu quả do mình gây ra (nếu có).
2. Ăn năn hối cải, nhận rõ sai phạm, tự giác nhận khuyết điểm, tích cực tiếp thu sự giáo dục, sửa chữa vi phạm của mình.
3. Vi phạm do bị phạm nhân khác đe dọa, cưỡng bức, ép buộc, xúi giục, lôi kéo; bị kích động về tinh thần do hành vi vi phạm của phạm nhân khác gây ra hoặc nguyên nhân khách quan khác.
4. Lập công hoặc có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua chấp hành án phạt tù, có quyết định khen thưởng.
5. Phạm nhân già yếu đối với nam từ đủ 70 tuổi trở lên, nữ từ đủ 65 tuổi trở lên; bị khuyết tật hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần; bị bệnh hiểm nghèo, ốm, đau nặng; bị bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình; phạm nhân nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi; phạm nhân là người dưới 18 tuổi.
Như vậy, ăn năn cũng được xem là một trong những tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật cho phạm nhân vi phạm.
Vi phạm nhưng đã có hình thức hối lỗi, ăn năn hối cải thì đây là một trong những tình tiết giảm nhẹ kỷ luật, ngoài ra nếu phạm nhân có những tình tiết khác được quy định ở trên thì có thể lấy đó làm căn cứ giảm nhẹ thêm hình thức kỷ luật.
Những tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật đối với phạm nhân?
Theo Điều 22 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật như sau:
Phạm nhân vi phạm có một hoặc nhiều tình tiết sau phải xem xét tăng nặng hình thức kỷ luật:
1. Vi phạm có tổ chức, là chủ mưu, cầm đầu, khởi xướng hoặc tích cực, trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm; chỉ đạo, đe dọa, cưỡng bức, ép buộc, lôi kéo, xúi giục phạm nhân khác vi phạm.
2. Vi phạm liên tục trong thời gian dài; nhiều lần hoặc với nhiều người; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; có tính chất côn đồ, hung hãn; sử dụng phương tiện, đồ vật, hung khí có tính sát thương; gây hậu quả, thiệt hại lớn.
3. Không tự giác, trung thực nhận lỗi, khuyết điểm, vi phạm; khai báo sai sự thật, cố tình trốn tránh, che giấu vi phạm; bao che phạm nhân cùng vi phạm; ngăn cản việc cung cấp chứng cứ vi phạm, cản trở, đối phó, gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý vi phạm; trả thù người tố cáo hoặc người cung cấp thông tin, chứng cứ, đồ vật vi phạm.
4. Không tiếp thu giáo dục, sửa chữa vi phạm; đã được giáo dục, nhắc nhở hoặc đã bị xử lý kỷ luật nhưng tiếp tục vi phạm.
5. Lợi dụng tình trạng thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác để vi phạm; vi phạm đối với người dưới 18 tuổi, phạm nhân nữ có thai, nghỉ thai sản; phạm nhân đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; phạm nhân đang ốm đau, bệnh tật, già yếu, khuyết tật hoặc bị hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình.
Như vậy, có giảm nhẹ cũng sẽ có những tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật kèm theo.
Theo đó, phạm nhân vi phạm có một hoặc nhiều tình tiết như chủ mưu, có tổ chức, xúi giục người khác,... được quy định ở trên phải xem xét tăng nặng hình thức kỷ luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?