Có được mang theo pin sạc dự phòng khi đi máy bay hay không?
Có được mang theo pin sạc dự phòng khi đi máy bay hay không?
Tại quy định về Danh mục vật phẩm nguy hiểm hạn chế mang theo người, hành lý lên tàu bay ban hành kèm theo Quyết định 1541/QĐ-CHK năm 2021 thì Pin lithium-ion dự phòng của các thiết bị điện tử cầm tay có công suất từ 100 Wh đến 160 Wh được phép mang theo khi đi máy bay.
Tuy nhiên, pin sạc dự phòng không được mang theo trong hành lý ký gửi, được mang theo hành lý xách tay hoặc theo người, phải được người khai thác tàu bay chấp thuận và phải đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:
- Chỉ được mang cho nhu cầu sử dụng cá nhân.
- Mỗi hành khách được mang tối đa 02 viên pin.
- Mỗi viên pin dự phòng phải được bảo vệ để chống đoản mạch bằng cách đóng gói như khi mới mua hoặc cách điện các đầu cực, ví dụ như dán băng dính các đầu cực lộ thiên hoặc để từng viên pin trong hộp nhựa hoặc túi bảo vệ.
- Pin phải đáp ứng các yêu cầu về thử nghiệm.
Có được mang theo pin sạc dự phòng khi đi máy bay hay không? (Hình từ Internet)
Hành khách có thể bị cấm bay nếu vi phạm những quy định nào khi đi máy bay?
Tại Điều 18 Nghị định 92/2015/NĐ-CP hành khách có thể cấm vận chuyển bằng đường hàng không (bị cấm bay) nếu có những vi phạm cụ thể như sau:
- Cấm vận chuyển có thời hạn từ 03 đến 12 tháng đối với các đối tượng sau đây:
+ Hành khách gây rối;
+ Không thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
+ Phát ngôn mang tính đe dọa sử dụng bom, mìn, chất nổ, vật liệu nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh học trong khu vực làm thủ tục vận chuyển, khu vực cách ly, sân bay, trên tàu bay;
+ Cố ý tung tin, cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng;
+ Sử dụng giấy tờ giả để đi tàu bay;
+ Có hành vi vi phạm trật tự công cộng, kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay.
- Cấm vận chuyển có thời hạn trên 12 tháng đến 24 tháng đối với các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý nhưng tái phạm các hành vi bị cấm vận chuyển có thời hạn từ 03 đến 12 tháng kể trên;
+ Người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng cụ thể:
++ Xâm nhập trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
++ Đưa vật phẩm nguy hiểm vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn chế khác trái pháp luật.
Vật phẩm nguy hiểm bao gồm vũ khí, đạn dược, chất cháy, chất dễ cháy, chất nổ, chất dễ nổ, chất độc hóa học và sinh học, chất phóng xạ và các vật hoặc chất khác có khả năng gây nguy hiểm hoặc được dùng để gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người, an toàn của chuyến bay;
++ Cung cấp thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người tại cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
++ Cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật uy hiếp đến an toàn khai thác tàu bay; khai thác cảng hàng không, sân bay; bảo đảm hoạt động bay.
- Cấm vận chuyển vĩnh viễn đối với các trường hợp sau đây:
+ Đối tượng đã bị xử lý nhưng tái phạm các hành vi bị cấm vận chuyển có thời hạn trên 12 tháng đến 24 tháng như đã kể trên;
+ Người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng cụ thể như sau:
++ Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đang bay;
++ Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay trên mặt đất;
++ Sử dụng tàu bay như một vũ khí;
++ Bắt giữ con tin trong tàu bay hoặc tại cảng hàng không, sân bay;
+ Chiếm đoạt, gây bạo loạn tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay.
Trường hợp nào hành khách đi máy bay bị từ chối vận chuyển vì lý do an ninh?
Tại Điều 17 Nghị định 92/2015/NĐ-CP có quy định về từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh như sau:
Từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh
Hãng hàng không có quyền từ chối vận chuyển các hành khách sau đây vì lý do an ninh:
1. Hành khách quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này.
2. Trường hợp không đáp ứng được quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này.
3. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh nhưng không tự nguyện về nước không do hãng hàng không vận chuyển vào Việt Nam.
4. Theo yêu cầu của nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài.
Như vậy, hãng hàng không có quyền từ chối hành khách bằng đường hàng không trong trường hợp như sau:
- Hành khác là người mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình;
- Bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã;
- Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh nhưng không tự nguyện về nước không do hãng hàng không vận chuyển vào Việt Nam.
- Theo yêu cầu của nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?