-
Công chức
-
Ngạch công chức
-
Lương công chức
-
Công chức cấp xã
-
Biệt phái công chức
-
Luân chuyển công chức
-
Điều động công chức
-
Chế độ thôi việc đối với công chức
-
Tuyển dụng công chức
-
Công chức cấp huyện
-
Biên chế công chức
-
Xử lý kỷ luật đối với công chức
-
Bổ nhiệm công chức
-
Phân loại công chức
-
Xếp loại chất lượng công chức
-
Công chức từ chức
-
Kiểm định chất lượng đầu vào công chức
-
Miễn nhiệm công chức lãnh đạo
-
Nghỉ hưu đối với công chức
-
Công chức cấp tỉnh
-
Đào tạo bồi dưỡng công chức

Mức phụ cấp cho công chức, viên chức, người lao động làm công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở điều trị công lập là bao nhiêu?
- Có bao nhiêu loại cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện hiện nay?
- Mức hưởng mức phụ cấp cho công chức, viên chức, người lao động làm công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở điều trị công lập là bao nhiêu?
- Khi điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, điều kiện về nhân sự đối với cơ sở điều trị thay thế như thế nào?
Có bao nhiêu loại cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện hiện nay?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 90/2016/NÐ-CP có quy định về phân loại cơ sở điều trị như sau:
Phân loại cơ sở điều trị
Cơ sở điều trị gồm:
1. Cơ sở điều trị thay thế là đơn vị điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người nghiện chất dạng thuốc phiện, bao gồm cả việc cấp phát thuốc điều trị thay thế.
2. Cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế (sau đây gọi tắt là cơ sở cấp phát thuốc) là cơ sở chỉ thực hiện việc cấp phát thuốc thay thế cho người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.
Theo đó, hiện nay cơ sở điều trị được chia làm 02 loại là:
- Cơ sở điều trị thay thế là đơn vị điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người nghiện chất dạng thuốc phiện, bao gồm cả việc cấp phát thuốc điều trị thay thế.
- Cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế (gọi tắt là cơ sở cấp phát thuốc) là cơ sở chỉ thực hiện việc cấp phát thuốc thay thế cho người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.
Mức hưởng mức phụ cấp cho công chức, viên chức, người lao động làm công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở điều trị công lập là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 90/2016/NÐ-CP có quy định về chế độ, chính sách đối với những người tham gia điều trị và người làm công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện như sau:
Chế độ, chính sách đối với những người tham gia điều trị và người làm công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
...
4. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện thuộc các cơ sở điều trị công lập:
a) Công chức, viên chức, người lao động trực tiếp làm công việc xét nghiệm, khám và điều trị cho người bệnh tại cơ sở điều trị công lập được hưởng mức phụ cấp bằng 70% mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có;
b) Công chức, viên chức, người lao động làm công tác hành chính, tư vấn, dược và viên chức, người lao động trực tiếp làm công việc cấp phát thuốc cho người bệnh tại cơ sở điều trị công lập được hưởng mức phụ cấp bằng 30% mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.
...
Theo đó, mức phụ cấp cho công chức, viên chức, người lao động trực tiếp làm công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở điều trị công lập như sau:
- Đối với công chức, viên chức, người lao động làm công việc xét nghiệm, khám và điều trị cho người bệnh được hưởng mức phụ cấp bằng 70% mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có;
- Đối với công chức, viên chức, người lao động làm công tác hành chính, tư vấn, dược được hưởng mức phụ cấp bằng 30% mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.
- Đối với viên chức, người lao động trực tiếp làm công việc cấp phát thuốc cho người bệnh được hưởng mức phụ cấp bằng 30% mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.
Mức phụ cấp cho công chức, viên chức, người lao động làm công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở điều trị công lập là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Khi điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, điều kiện về nhân sự đối với cơ sở điều trị thay thế như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 90/2016/NÐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 16 Nghị định 155/2018/NĐ-CP có quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở điều trị thay thế như sau:
Điều kiện hoạt động của cơ sở điều trị thay thế
...
3. Điều kiện về nhân sự:
a) Có ít nhất 01 người phụ trách chuyên môn là bác sỹ có giấy chứng nhận đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và là người làm việc toàn thời gian tại cơ sở điều trị thay thế;
b) Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ hỗ trợ công tác khám bệnh, chữa bệnh có trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên;
c) Có ít nhất 02 nhân viên làm nhiệm vụ cấp phát thuốc có trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược trở lên. Nhân viên phụ trách kho thuốc phải đáp ứng các điều kiện về chuyên môn theo quy định của pháp luật về dược;
d) Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ xét nghiệm có trình độ trung cấp thuộc một trong các chuyên ngành y, dược, sinh học hoặc hóa học trở lên;
đ) Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ tư vấn có trình độ trung cấp thuộc một trong các chuyên ngành y, dược hoặc xã hội trở lên;
e) Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ hành chính có trình độ trung cấp trở lên;
g) Căn cứ tình hình thực tế, cơ sở điều trị thay thế bố trí nhân viên bảo vệ tại cơ sở nơi đặt cơ sở điều trị hoặc phối hợp với công an nơi cơ sở điều trị đặt trụ sở để bảo đảm công tác an ninh cho cơ sở điều trị; trường hợp cần thiết, có thể bố trí tối đa 02 nhân viên bảo vệ riêng cho cơ sở điều trị;
h) Việc bố trí nhân lực thực hiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại cơ sở được thực hiện theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, bảo đảm phù hợp về yêu cầu chuyên môn quy định tại khoản 3 Điều này và quy mô của cơ sở điều trị thay thế.
Theo đó, điều kiện về nhân sự đối với cơ sở điều trị thay thế như sau:
- Có ít nhất 01 người phụ trách chuyên môn là bác sỹ có giấy chứng nhận đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và là người làm việc toàn thời gian tại cơ sở điều trị thay thế;
- Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ hỗ trợ công tác khám bệnh, chữa bệnh có trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên;
- Có ít nhất 02 nhân viên làm nhiệm vụ cấp phát thuốc có trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược trở lên.
- Nhân viên phụ trách kho thuốc phải đáp ứng các điều kiện về chuyên môn theo quy định của pháp luật về dược;
- Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ xét nghiệm có trình độ trung cấp thuộc một trong các chuyên ngành y, dược, sinh học hoặc hóa học trở lên;
- Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ tư vấn có trình độ trung cấp thuộc một trong các chuyên ngành y, dược hoặc xã hội trở lên;
- Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ hành chính có trình độ trung cấp trở lên;
- Căn cứ tình hình thực tế, cơ sở điều trị thay thế bố trí nhân viên bảo vệ tại cơ sở nơi đặt cơ sở điều trị hoặc phối hợp với công an nơi cơ sở điều trị đặt trụ sở để bảo đảm công tác an ninh cho cơ sở điều trị; trường hợp cần thiết, có thể bố trí tối đa 02 nhân viên bảo vệ riêng cho cơ sở điều trị;
- Việc bố trí nhân lực thực hiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại cơ sở được thực hiện theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, bảo đảm phù hợp về yêu cầu chuyên môn và quy mô của cơ sở điều trị thay thế.
Trân trọng!

Võ Ngọc Trúc Quỳnh
- Mẫu văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mới nhất hiện nay? Hồ sơ khôi phục mã số thuế bao gồm những giấy tờ gì?
- Biển thủ công quỹ là gì? Biển thủ công quỹ đi tù bao nhiêu năm?
- Mẫu bảng kê giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mới nhất hiện nay?
- Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý mới nhất hiện nay?
- Séc là gì? Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là bao lâu?